Theo báo cáo của Trung tâm An toàn thông tin mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ), trung bình mỗi năm phát hiện hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng nguy hiểm nhằm vào hệ thống mạng CNTT của các cơ quan trọng yếu của Đảng, Nhà nước.

Hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ quan trọng yếu của Nhà nước

Thu Anh | 29/05/2019, 14:58

Theo báo cáo của Trung tâm An toàn thông tin mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ), trung bình mỗi năm phát hiện hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng nguy hiểm nhằm vào hệ thống mạng CNTT của các cơ quan trọng yếu của Đảng, Nhà nước.

Ngày 29.5 tại Hà Nội, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Việt Nam) tổ chức Hội thảo - Triển lãm Quốc gia về An ninh bảo mật 2019 (Security World 2019) với chủ đề “Tăng cường bảo mật dữ liệu và an toàn, an ninh mạng cho ngành tài chính - ngân hàng và cơ quan quản lý Nhà nước”, dưới sự chủ trì của Bộ Công an.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào - Phó Ban Cơ yếu Chính phủ, trong thời gian gần đây, các cuộc tấn công mạng, gián điệp, tội phạm mạng không ngừng gia tăng nhằm đánh cắp dữ liệu, thông tin bí mật của Nhà nước, phá hoại hệ thống thông tin. Ngày càng nhiều tổ chức tội phạm mạng, tổ chức phản động thành lập và hoạt động tinh vi, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đe dọa trật tự an toàn xã hội, sự ổn định chính trị và an ninh quốc gia.

Theo báo cáo của Trung tâm An toàn thông tin mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ), trung bình mỗi năm phát hiện hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng nguy hiểm nhằm vào hệ thống mạng công nghệ thông tin của các cơ quan trọng yếu của Đảng, Nhà nước. Tính riêng trong năm 2018 đã ghi nhận hơn 1 triệu cuộc tấn công với nhiều hình thức tinh vi. So với năm 2017, số lượng tấn công mạng ghi nhận tăng hơn 35%.

Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào - Phó Ban Cơ yếu Chính phủ

Ban Cơ yếu Chính phủ đã tích cực và chủ động tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách, và phối hợp hiệu quả với các lực lượng chuyên trách của các Bộ, ngành để đảm bảo bảo mật an toàn thông tin cho các mạng CNTT trọng yếu, phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp.

Tình hình an toàn, an ninh trong thời gian tới được dự báo vẫn còn nhiều diễn biến khó lường. Nguy cơ mất an toàn thông tin trong thời gian tới diễn biến rất phức tạp và thể hiện dưới các hình thức như tấn công mạng, đặc biệt là tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng tin tặc; tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng với mục tiêu tống tiền, lấy cắp thông tin, dữ liệu của tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, còn có các hình thức tấn công vào các hạ tầng, thiết bị IoT, đô thị thông minh, đồng thời tận dụng các hạ tầng thiết bị này để thực hiện tấn công mạng; Tấn công mạng có chủ đích nhằm vào các cơ quan, tổ chức nhà nước, nhằm lấy cắp thông tin bí mật nhà Nước; giả mạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân để phát tán thông tin độc hại, thông tin sai sự thật trên không gian mạng.

Với tình hình an toàn thông tin phức tạp như hiện nay, Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào cho rằng chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức mới trong việc bảo đảm an toàn thông tin, đặc biệt là đối với ngành tài chính - ngân hàng và cơ quan quản lý Nhà nước.

Triển lãm Công nghệ Bảo mật quy tụ nhiều sản phẩm, dịch vụ giải pháp công nghệ mới

Diễn biến phức tạp, khó lường

Thực trạng an toàn, an ninh thông tin tại Việt Nam, đặc biệt là trong ngành ngân hàng và tại các cơ quan quản lý Nhà nước năm qua diễn biến rất phức tạp, khó lường.

Theo thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ TT-TT), trong năm 2018 xảy ra 10.220 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong đó có 5.932 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing); 3.198 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 1.090 cuộc tấn công cài cắm mã độc (Malware).

Riêng trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ bán lẻ kết nối hệ thống ngân hàng, trong năm qua có nhiều vụ tấn công điển hình, gây hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp, tổ chức như sự cố lộ hơn 5,4 triệu dữ liệu cá nhân được cho là khách hàng của chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động vào tháng 11.2018, hay sự cố lộ dữ liệu của hàng nghìn nhân viên hệ thống bán lẻ Con Cưng. Trước đó là sự cố website của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opbank) bị tấn công và nhóm tin tặc tuyên bố đã lấy được 275.000 dữ liệu khách hàng.

Nhiều công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu trong nước và quốc tế có mặt tạiSecurity World 2019

Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán năm 2019, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) đã phát hiện chiến dịch tấn công có chủ đích (APT) của tin tặc nhắm đến các hệ thống thông tin của ngân hàng và tổ chức chủ quản hệ thống thông tin hạ tầng quan trọng quốc gia tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quý 1.2019, với những nỗ lực của các cơ quan chức năng, tín hiệu tích cực trong việc đảm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại Việt Nam đã xuất hiện. Cụ thể, theo số liệu từ Cục An toàn thông tin, tổng số cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin ở Việt Nam là 620 cuộc, giảm 21,17% so với quý 4/2018, giảm 49,82% so với cùng kỳ quý 1. 2018.

Số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma là 1.845.133 địa chỉ, giảm 17,42% so với quý 4. 2018 và giảm 56,19% nếu so với cùng kỳ năm 2018.

Bài, ảnh: Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
20 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ quan trọng yếu của Nhà nước