Thương hiệu là yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên, Logo Quốc gia của Việt Nam còn chưa có, không biết chọn con trâu hay hoa sen, hay cây tre… Do đó  người tiêu dùng rất khó nhận ra hàng Việt khi bán ở nước ngoài.

Hàng VN mải mê với logo con trâu, hoa sen thì sao bứt phá?

Một Thế Giới | 04/08/2015, 17:20

Thương hiệu là yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên, Logo Quốc gia của Việt Nam còn chưa có, không biết chọn con trâu hay hoa sen, hay cây tre… Do đó  người tiêu dùng rất khó nhận ra hàng Việt khi bán ở nước ngoài.

Thông tin trên được PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ tại “Diễn đàn thương hiệu Việt Nam năm 2015” do Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương và hội đồng thương hiệu Quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức.

Theo số liệu công bố của Brand Finance, năm 2014, giá trị thương hiệu Quốc gia của Việt Nam có trị giá 172 tỷ đô la. Với con số này, giá trị thương hiệu của Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trong ASEAN trên tổng số 8 nước đủ chuẩn xếp hạng, cao hơn Cam-pu-chia và Brunei.

“Nếu chúng ta cải thiện hình ảnh thương hiệu thì chúng ta sẽ thu được hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư vào các khía cạnh khác. Chúng ta đang hì hục với lúa, ngô, khoai, sắn nhưng vẫn chưa có được bước nhảy đáng kể” – ông Trần Đình Thiên cho hay.
Ông Thiên cũng cho rằng, đổi mới nhiều năm, nhiều thành tựu nhưng chúng ta lại tụt hậu xa hơn. Chúng ta cần xem xét xem Việt Nam đang ở đâu trong thế giới hiện đại khi chất lượng tăng trưởng của chúng ta quá thấp, quá kém. Cứ như vậy, chúng ta không thể nào cạnh tranh được với thế giới. 
Ông Thiên cũng nói thêm, về thương hiệu, trong dài hạn cần phải xem xét lại, cái bất biến là gì, cái vạn biến là gì?

Báo cáo tại diễn đàn cho thấy tầm quan trọng của thương hiệu quốc gia tác động đến nền kinh tế cũng như niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Thương hiệu Quốc gia tạo dấu ấn trên tất cả các sản phẩm thúc đẩy thương mại, đầu tư nước ngoài và du lịch. Thương hiệu Quốc gia cũng là một đảm bảo về niềm tin và sự hỗ trợ.

Bên cạnh đó, trong khảo sát về khuynh hướng và thái độ người tiêu dùng đối với lựa chọn thương hiệu Việt Nam và thương hiệu nước ngoài của Công ty nghiên cứu thị trường TNS, chỉ số niềm tin người tiêu dùng gia tăng thái độ tích cực và giảm thái độ tiêu cực.

Ông Ashish Kanchan, Giám đốc điều hành TNS Việt Nam cũng chia sẻ rằng, người Việt Nam hiện nay đã đủ thông minh để nhận diện và đánh giá thương hiệu thông qua chất lượng sản phẩm, uy tín nhà cung cấp chứ không chỉ dựa vào xuất xứ như trước nữa.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cũng cho biết, sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, có thị trường nhưng không được quảng bá và có được sức mạnh thì người tiêu dùng cũng không nhận biết được dẫn đến hạn chế trong tiêu thụ.

Bên cạnh đó, ông Bùi Huy Sơn- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) nhận định, câu chuyện thương hiệu là chuyện cạnh tranh quốc tế chứ không hẳn là trong nước. Để đánh giá lĩnh vực này cần thêm các tiêu chuẩn, cần nhìn nhận rõ xem đang thiếu gì? Thế mạnh ở đâu? và giải pháp là gì?

Nói về câu chuyện thương hiệu, ông Lại Tiến Mạnh, đại diện Brand Finance cho hay, không riêng Việt Nam, các quốc gia khác cũng đang đưa ra những chương trình thúc đẩy thương hiệu quốc gia thông qua những hình mẫu đã trở nên chuẩn mực như thúc đẩy đầu tư, tăng giá trị xuất khẩu, khuyến khích du lịch và văn hóa bản địa, thu hút và lưu giữ tài năng.

Trong khi đó, bàn về đề tài này, ông Ngô Quốc Thịnh cho biết, trên thế giới có 90 quốc gia triển khai các chương trình thúc đẩy thương hiệu quốc gia. Nói về thương hiệu quốc gia không chỉ là thương hiệu cho sản phẩm mà còn rất nhiều yếu tố cấu thành liên quan, bao gồm uy tín, giá trị văn hóa bản địa, thể chế chính trị…

Ông Thịnh nói thêm, nếu không hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực xây dựng thương hiệu quốc gia thì Việt Nam rất khó có thể có bước đột phá. Đa số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài không có khả năng nhân dạng thương hiệu, chủ yếu vẫn mang thương hiệu chủ yếu của công ty nhập khẩu. Điều đó là rào cản rất lớn cho nền kinh tế.

Trí Lâm


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng VN mải mê với logo con trâu, hoa sen thì sao bứt phá?