Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc dùng hành tây để "hút" vi rút cúm, song bác sĩ nhận định việc này phản khoa học.
Thông tin Y học

Hành tây có thực sự là 'thần dược' đuổi cúm?

Đan Thùy 17/02/2025 09:44

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc dùng hành tây để "hút" vi rút cúm, song bác sĩ nhận định việc này phản khoa học.

Một tài khoản chia sẻ câu chuyện về gia đình nông dân tại châu Âu vào năm 1919, thời điểm diễn ra đại dịch cúm nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại, vẫn sống khỏe mạnh giữa đại dịch nhờ đặt hành tây trong nhà. Khi kiểm tra dưới kính hiển vi, bác sĩ phát hiện hành tây chứa đầy vi khuẩn.

Bài viết đã thu hút nhiều lượt tương tác. Tuy nhiên, thông tin về việc hành tây có thể hút vi rút cúm là không chính xác và chưa được khoa học chứng minh.

Theo Đông y, hành tây chứa các hợp chất như acid malic, phytin, alylsunfit, tinh dầu, tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, lợi tiểu và hỗ trợ điều trị một số bệnh như cảm, sốt, nhức đầu; có thể ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn như E. coli, Pseudomonas fluorescens, Bacillus cereus…

Hành tây có vị cay ngọt, tính bình, không độc, chủ trị bệnh mạch vành tim, đái tháo đường, thương phong nhiều đờm, chán ăn... song chưa có nghiên cứu nào cho thấy hành tây có tác dụng đối với vi rút, đặc biệt là vi rút cúm.

anh-man-hinh-2025-02-16-luc-22.47.47.png
Chuyên gia cho rằng hành tây có thể hỗ trợ tăng đề kháng, nhưng không thể tiêu diệt vi rút cúm.

Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết thông tin về việc hành tây chữa cúm đã xuất hiện từ lâu và thường được lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều người tin rằng hành tây có thể lọc sạch không khí và phòng bệnh cúm mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, ông khẳng định: "Hành tây có thể hỗ trợ tăng đề kháng nhưng không thể tiêu diệt vi rút cúm".

Việc tin tưởng vào phương pháp trồng hành tây có thể khiến nhiều người chủ quan, không tiêm vắc xin, không giữ ấm cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Theo Very Well, hành tây không phải là môi trường tốt cho vi khuẩn hoặc vi rút sinh sôi hay phát triển. Ngay cả khi giả thiết (mặc dù điều này là không thể về mặt khoa học) rằng hành tây có thể hút vi khuẩn, vi rút khỏi người bệnh, thì không có gì đảm bảo được củ hành tây có thể tiêu diệt những vi sinh vật này.

Còn thực chất, cơ thể con người được vi khuẩn, vi rút coi là "vật chủ" với điều kiện môi trường sinh sôi phù hợp - nhưng rất may là cơ thể có cơ chế chống lại sự xâm nhập và phát triển của chúng. Cụ thể, khi hệ miễn dịch nhận thấy có "vật lạ" xâm nhập, nó sẽ giải phóng các kháng thể tấn công lại - chính điều này gây ra phản ứng viêm và các triệu chứng khi nhiễm bệnh chẳng hạn như sự dư thừa chất nhầy, ho, đau họng và đau đầu.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo khi bị cúm người bệnh cần đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh, đặc biệt là corticoid, vì có những tác hại khó lường. Đối với người cao tuổi và người có bệnh nền, cúm có thể gây nguy hiểm hơn, vì vậy cần đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện triệu chứng hô hấp.

Mặc dù hành tây không được chứng minh là có thể chữa cảm lạnh hay cảm cúm khi đặt trong phòng, nhưng hành tây là thực phẩm ít calo, giàu chất xơ, giàu chất dinh dưỡng và vitamin C, vì thế, việc ăn hành tây sẽ có lợi cho sức khỏe như sau:

Giảm nguy cơ ung thư nhờ giàu hợp chất flavonoid; tăng cường miễn dịch; ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh tim mạch nhờ hợp chất organosulfur; tăng cường sức khỏe của da và tóc nhờ vitamin C giúp tăng sinh collagen cho làn da và mái tóc khỏe mạnh; giảm trầm cảm do hành tây chứa nhiều vitamin B9 (folate) có thể hiệu quả trong việc hỗ trợ các tình trạng sức khỏe tâm thần và nguy cơ như trầm cảm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trong kỷ nguyên mới
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hành tây có thực sự là 'thần dược' đuổi cúm?