Nổi bật trong các sản phẩm PAM ecosystem là PAM Air - một giải pháp tổng thể, một hệ sinh thái IoT phục vụ việc theo dõi, cảnh báo và dự báo ô nhiễm không khí trên lãnh thổ Việt Nam.

Hệ sinh thái IoT giúp theo dõi, dự báo ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Thu Anh | 20/09/2019, 14:24

Nổi bật trong các sản phẩm PAM ecosystem là PAM Air - một giải pháp tổng thể, một hệ sinh thái IoT phục vụ việc theo dõi, cảnh báo và dự báo ô nhiễm không khí trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo thông tin từ Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật (IoT Innovation Hub), IoT Innovation Hub và công ty khởi nghiệp công nghệ D&L đã chính thức đưa Hệ sinh thái sản phẩm dựa trên nền tảng IoT PAM ecosystem do D&L nghiên cứu và phát triển vào thương mại hóa trên thị trường. Sau hoạt động này, D&L sẽ tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ NB-IoT để cải tiến các dòng sản phẩm.

“PAM” là tên thương hiệu cho tất cả các sản phẩm và giải pháp của D&L bao gồm PAM Air, PAM Home, PAM Agriculture và PAM Library. Tất cả các giải pháp đều được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của D&L gồm các thiết bị phần cứng, phần mềm quản trị và các ứng dụng cho người sử dụng cuối.

Hệ sinh thái PAM gồm các thành phần IoT platform (Phần mềm nền tảng IoT); các cảm biến, thiết bị phục vụ việc theo dõi, điều khiển; các ứng dụng web, mobile cho từng mục đích cụ thể; công cụ phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytic).

Nổi bật trong các sản phẩmPAM ecosystemlà PAM Air - một giải pháp tổng thể, một hệ sinh thái IoT phục vụ việc theo dõi, cảnh báo và dự báo ô nhiễm không khí trên lãnh thổ Việt Nam.

Ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động để theo dõi ô nhiễm không khí của từng khu vực/vị trí trên lãnh thổ Việt Nam và các chức năng khác nhau. Cụ thể như tự động hiển thị bản đồ ô nhiễm theo vị trí GPS của điện thoại, tìm các điểm đo gần vị trí GPS nhất, tìm kiếm khu vực muốn theo dõi, cho phép lựa chọn các điểm đo yêu thích nhất, tự động gửi thông báo về trạng thái ô nhiễm không khí.

Các sản phẩm củaPAM ecosystem được trưng bày tạiIoT Innovation Hub

Chính thức đi vào hoạt động ngày 10.4.2019 tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật (IoT Innovation Hub) được kỳ vọng sẽ trở thành cơ sở quan trọng cho nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo cũng như nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu này, IoT Innovation Hub đã và đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nhân lực và hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân và các đơn vị nghiên cứu trong nước và quốc tế.

IoT Innovation Hub đã trở thành một thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đồng hành cùng với IoT Innovation Hub còn có sự hỗ trợ của các tổ chức KH-CN khác như Ericsson, Viettel, VNPT Technology, Đại học FPT, FPT Software, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao HBI, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN - Sở KH-CN Hà Nội, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện công nghệ thông tin - Đại học Bách Khoa Hà Nội…

Hiện nay, Viettel và VNPT đã bật thử nghiệm các cột phát sóng 5G tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc phục vụ hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm ứng dụng NB-IoT tại IoT Innovation Hub.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hệ sinh thái IoT giúp theo dõi, dự báo ô nhiễm không khí tại Việt Nam