Lâm tặc mở một đường ô tô xuyên rừng phòng hộ đầu nguồn do UBND xã Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) quản lý. Đường đi đến đâu, gỗ rừng bị đốn hạ đến đó. Tiếp đến, chúng mở tam cấp vượt núi dựng đứng, sau nữa làm thang, sàn gỗ trên vách đá vôi để vận chuyển gỗ quý hiếm ra khỏi vùng lõi. Điều đặc biệt là con đường lậu này nằm trong khu vực biên giới giáp Lào, nó đấu trực tiếp với đường lên cột mốc của đồn biên phòng Cồn Roàng quản lý.

Hiện trường phá rừng di sản Phong Nha - Kẻ Bàng

Quốc Nam | 15/03/2019, 18:02

Lâm tặc mở một đường ô tô xuyên rừng phòng hộ đầu nguồn do UBND xã Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) quản lý. Đường đi đến đâu, gỗ rừng bị đốn hạ đến đó. Tiếp đến, chúng mở tam cấp vượt núi dựng đứng, sau nữa làm thang, sàn gỗ trên vách đá vôi để vận chuyển gỗ quý hiếm ra khỏi vùng lõi. Điều đặc biệt là con đường lậu này nằm trong khu vực biên giới giáp Lào, nó đấu trực tiếp với đường lên cột mốc của đồn biên phòng Cồn Roàng quản lý.

Địa điểm khai thác gỗ lậuchủ yếu nằm dọc theo tuyến đường ra biên giới đang được đầu tư xây dựng và thuộc khu vực biên giới do đồn biên phòng Cồn Roàng quản lý

Báo cáo số 97 của VQG PN-KB gửi UBND tỉnh Quảng Bình do ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Vườn ký cho biết: VQG PN-KB đã tiến hành kiểm tra hiện trạng tài nguyên rừng trong lâm phận tại khu vực biên giới xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch. Qua kiểm tra, xác định tại các tiểu khu 649, 650 có 66 cây gỗ bị khai thác trái phép, với tổng khối lượng thiệt hại khoảng 70m3. Trong đó có 45 cây gỗ mun, nhóm IIA, 21 cây còn lại là táu, tram, trường sâng, nang, bài lài, nhộng, bộp, thông nàng,… bị cưa để phục vụ việc khai thác mun, phong lan. Tòan bộ các cây gỗ đều bị cưa hạ bằng máy cưa xăng, thời gian khai thác khoảng từ tháng 11 đến tháng 12.2018. Khu vực rừng bị khai thác trái phép chủ yếu nằm dọc theo tuyến đường ra biên giới đang được đầu tư xây dựng và thuộc khu vực biên giới do đồn biên phòng Cồn Roàng quản lý.

Trong quá trình kiểm tra cũng đã phát hiện bắt giữ 1,4m3 gỗ không có giấy tờ hợp pháp (trong đó có 0,96m3 gỗ mun), được cất giấu tại nhà dân ở bản Cóc, xã Thượng Trạch. Qua nắm thông tin và điều tra sơ bộ ban đầu cho thấy, việc khai thác gỗ trái phép nói trên do một số đối tượng ở các xã Sơn Trạch, Hưng Trạch cấu kết với một số dân bản xã Thượng Trạch tổ chức khai thác, cất giấu và vận chuyển đi khỏi nơi tiêu thụ.

Ông Tịnh đánh giá: “Xét thấy đây là vụ việc phá rừng, khai thác gỗ nghiêm trọng, BQL Vườn đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm VQG thu thập chứng cứ, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, đồng thời tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, truy quét lâm tặc; phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện vào ra biên giới và khu vực VQG để sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm lâm luật trên địa bàn; tiến hành điều tra, xác minh làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.

Tại hiện trường ghi nhận, con đường lâm tặc mở trái phép vào rừng phòng hộ đầu nguồn xã Thượng Trạch dài khoảng 3 - 4km, con đường này được biến báo là đường cho xe ô tô vào thu mua cây hoằng đằng, nhưng dân bản địa ở bản Cóc là Đinh H nói đường ấy làm gỗ lậu. Chúng tôi lần theo con đường này thấy đường mở đến đâu thì rừng bị chặt để cho xe đi thoải mái. Đến vùng núi đất khá cao, một lối đi bộ được dẫn lên để vào vùng núi đá vôi, lâm tặc làm một lối đi nhỏ, có tam cấp bằng các khúc sang lẻ để đưa gỗ khai thác lậu về. Với các đoạn đường đi trên núi đá vôi, lâm tặc cho làm sàn đẩy gỗ rất bài bản. Chúng còn làm thang để gùi gỗ vượt các vách đá tai mèo nhọn hoắt, dựng đứng. Lâm tặc cũng dựng lán, để lại áo quần, các can dầu và nhiều thứ vật dụng khác phục vụ phá rừng. Chúng sử dụng đường vận chuyển gỗ đâm ra đường tuần tra biên giới trước đồn biên phòng Cồn Roàng. Địa điểm tập kết gỗ mun ngay tại bản Cóc, cách đồn biên phòng không xa. Thượng tá Nguyễn Hữu Trung, đồn trưởng đồn biên phòng Cồn Roàng cho biết đồn có phần trách nhiệm trong việc này. Khi được hỏi vì sao để lâm tặc làm đường chuyển gỗ đấu nối với đường lên cột mốc mà không có động thái gì thì ông Trung không trả lời. Còn lãnh đạo VQG PN-KB nói sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật khi UBND tỉnh có kết luận. Ông Lê Thanh Tịnh khẳng định, việc phá rừng này đi theo đường rừng là rất xa, nhưng tọa độ đường thẳng thì cách đồn khoảng 1km.

Những cây gỗ mun trên đá vôi là cực kỳ quý hiếm, hàng trăm năm tuổi. Giá trị gỗ mun trên thị trường mỗi khối đến 150 triệu đồng dẫn đến lâm tặc bất chấp rừng cấm vẫn vô tàn phá.

Đường lên cột mốc do đồn biên phòng Cồn Roàng quản lý

Còn đây là con đường lâm tặc mở xuyên rừng phòng hộ đầu nguồn xã Thượng Trạch đấu nối đường lên cột mốc chủ quyền

Đường mở ra thì cây bị chặt nhiều đoạn để cho ô tô vào ăn hàng

Đường kéo gỗ lậu trong rừng Thượng Trạch

Lâm tặc đãtạo tam cấp để đưa gỗ mun ra khỏi rừng

Những chiếc đòn tạo con lăn vận chuyển gỗ

Lâm tặc làm cầu thang đưa gỗ mun vượt vách đá dựng đứng

Áo quần lâm tặc để lại

Các can dầu phục vụ cưa máy phá rừng di sản

Kiểm lâm đến lán trại lâm tặc dựng lên

Mun bị lâm tặc cưa hạ

Quốc Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiện trường phá rừng di sản Phong Nha - Kẻ Bàng