Châu Đại Dương là khu vực đón năm mới đầu tiên trên thế giới và nơi cuối cùng là hai hòn đảo xa xôi của Mỹ sẽ chào đón những khoảnh khắc đầu tiên của năm 2023 vào lúc 12 giờ ngày 1.1 theo giờ GMT (khoảng 19 giờ ngày 1.1 ở Việt Nam).
Khi đồng hồ điểm 0 giờ ngày 1.1.2023, Việt Nam đã chào đón năm 2023 bằng một màn bắn pháo hoa nghệ thuật tầm cao rực rỡ ở đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức, TP.HCM). Màn bắn pháo hoa diễn ra trong 15 phút.
Thái Lan, Lào và Campuchia là 3 nước láng giềng có cùng giờ đón năm mới với Việt Nam; Trung Quốc, Philippines và Singapore - 3 nước châu Á đón năm mới trước Việt Nam 1 giờ, tức 23 giờ ngày 31.1.2022 của Việt Nam.
Tuy nhiên, lùi lại trước đó 7 tiếng - tính theo giờ Việt Nam, tức khoảng 17 giờnngày 31.12 (giờ Việt Nam), khi phần lớn các quốc gia vẫn đang trải qua ngày cuối cùng của năm 2022 thì một số nơi đã đón năm mới 2023.
Châu Đại Dương là khu vực đón năm mới đầu tiên trên thế giới ở 3 địa điểm là Tonga, đảo Christmas (Kiritimati) của Cộng hòa Kiribati và Samoa.
Kiribati là một quốc gia ở Thái Bình Dương và là nước duy nhất trên thế giới nằm trên 4 bán cầu (Bắc, Nam, Đông, Tây). Nơi này sử dụng múi giờ GMT+12 và khoảnh khắc đón Giao thừa giữa 2 năm đến sớm hơn Việt Nam vài tiếng.
Tonga và Samoa cũng sử dụng múi giờ GMT+12 và nằm trên Đường đổi ngày quốc tế. Người dân ở các quốc gia này sẽ đón đêm Giao thừa 2022 sớm nhất thế giới.
Chỉ chậm hơn 3 đất nước trên 15 phút, Quần đảo Chatham của New Zealand và Nga cũng là nơi chào đón Tết Dương lịch sớm nhất, rồi sau đó đi theo từng múi giờ qua châu Á và châu Âu.
Tại Ukraine, dù các cuộc tấn công vẫn diễn ra vào đêm Giao thừa, nhưng lời chào đón năm mới vẫn vang lên từ các ban công khi người dân hô vang "Chúc mừng năm mới" và "Vinh quang cho Ukraine".
Ở Paris, Pháp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có bài phát biểu trên truyền hình nhân dịp năm mới với thông điệp "đoàn kết và tin tưởng".
Tại London, Anh, lần đầu tiên kể từ năm 2019, hàng chục nghìn người đã tập trung bên bờ sông Thames để ngắm màn bắn pháo hoa mừng năm mới.
Australia đón chào năm mới với hơn 7.000 quả pháo hoa đã được bắn từ cầu cảng Sydney và 2.000 quả ở gần nhà hát Opera House. Hơn 1 triệu người đã tập trung dọc khu cảng Sydney để mừng năm mới mà không phải áp dụng biện pháp hạn chế vì đại dịch COVID-19.
Theo CNN đưa tin, các chương trình bắn pháo hoa đặc sắc được tổ chức khắp New Zealand để chào đón năm mới 2023, nổi bật là màn bắn pháo hoa lớn nhất từ trước tới nay tại tòa tháp Sky Tower ở thành phố Auckland. Việc chào đón năm mới ở thành phố lớn nhất của New Zealand đã được tổ chức trở lại sau khi đại dịch COVID-19 đã khiến các hoạt động này không thể diễn ra vào năm trước.
Cũng theo CNN, tại thành phố Dubai thuộc Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), năm nay giới chức địa phương có kế hoạch phá vỡ kỷ lục mới. Theo đó, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa có màn trình diễn laser quy mô lớn nhất thế giới, kèm theo pháo hoa và màn trình diễn nước đồng bộ từ đài phun nước Dubai gần đó.
Nơi cuối cùng bước sang năm 2023 năm ở hai hòn đảo xa xôi của Mỹ là đảo Baker và đảo Howland, vào lúc 12 giờ ngày 1.1 theo giờ GMT (khoảng 19 giờ ngày 1.1 ở Việt Nam).
Nơi cuối cùng bước sang năm 2023 năm ở hai hòn đảo xa xôi của Mỹ là đảo Baker và đảo Howland, vào lúc 12 giờ ngày 1.1 theo giờ GMT (tương đương 19 giờ ngày 1.1 ở Việt Nam). Do nơi này không có người sinh sống nên mọi người thường không để ý đến sự đặc biệt của hai hòn đảo này và cũng sẽ không có ai đốt pháo hoa ăn mừng ở đây.
Chính vì vậy, nơi đón năm mới muộn nhất trên thế giới được tính là quần đảo American Samoa thuộc Mỹ.
Vùng lãnh thổ này có múi giờ là (GMT-11) nên sẽ đón năm 2023 vào lúc 11 giờ ngày 1.1 (tức 18 giờ Việt Nam). Do nằm phía bên kia của đường đổi ngày quốc tế so với Samoa nên American Samoa đón năm mới muộn hơn Samoa 1 ngày dù hai nơi này chỉ cách nhau 164 km. Điều đó có nghĩa, nếu một người vừa đón năm mới tại Samoa, họ có thể đi phà (8 tiếng) hoặc máy bay (20 phút) sang American Samoa "ngược" về 2022 và chào đón năm 2023 một lần nữa.