Các nhà thiên văn học lần đầu tiên quan sát thấy ánh sáng yếu ớt của ngoại hành tinh Beta Pictoris c cách Trái đất 63 năm ánh sáng.

Hình ảnh trực tiếp đầu tiên về ngoại hành tinh cách Trái đất 63 năm ánh sáng

03/10/2020, 12:40

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên quan sát thấy ánh sáng yếu ớt của ngoại hành tinh Beta Pictoris c cách Trái đất 63 năm ánh sáng.

Ngoại hành tinh Beta Pictoris c cách Trái đất 63 năm ánh sáng - Ảnh: MPIA

Tất cả các hành tinh đã biết trước đây bên ngoài hệ Mặt trời đều không được phát hiện trực tiếp. Các nhà khoa học xác nhận sự hiện diện của các hành tinh này bằng cách gián tiếp, chẳng hạn như ảnh hưởng của chúng đối với ngôi sao chủ. Nhưng mới đây, các nhà thiên văn đã tiết lộ hình ảnh về một ngoại hành tinh được tìm thấy trực tiếp.

Trong một báo cáo mới được xuất bản trên tạp chí Astronomy & Astrophysics hôm 2.10, các nhà thiên văn học cho biết đã chụp được hình ảnh trực tiếp của một ngoại hành tinh bằng thiết bị GRAVITY trên Kính thiên văn rất lớn (Very Large Telescope - VLT) của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO).

Các nhà khoa học từ Viện Thiên văn học và Vật lý ngoài Trái đất Max Planck đã quan sát thấy ánh sáng mờ nhạt của hành tinh Beta Pictoris c bên cạnh ánh sáng chói lóa từ ngôi sao chủ của nó. Quan sát mới cho thấy Beta Pictoris c mờ hơn Beta Pictoris b đến 6 lần. Điều này tiết lộ nó mát hơn nhiều so với nhiệt độ 1.250 Kelvin mà các nhà khoa học từng ước tính.

Ngoại hành tinh Beta Pictoris b (còn được viết tắt là β Pic b) được phát hiện vào năm 2008, nằm cách Trái đất khoảng 63 năm ánh sáng trong chòm sao Hội Giá. quay quanh ngôi sao chủ Beta Pictoris cứ sau 21 năm ở khoảng cách 9,2 AU (tương đương với khoảng cách của sao Thổ).

Beta Pictoris b có khối lượng khoảng 13 khối lượng sao Mộc và bán kính lớn hơn khoảng 46% so với sao Mộc. Nó nhận được 11% lượng ánh sáng ngôi sao mẹ. Nhiệt độ của Beta Pictoris b vào khoảng 1.724 Kelvin, rất có thể là do bầu không khí của nó (thông thường sẽ lạnh hơn nhiều).

Quan sát mới cho thấy Beta Pictoris c mờ hơn Beta Pictoris b đến 6 lần - Ảnh: MPIA

Nhóm nghiên cứu tin rằng ngoại hành tinh được hình thành thông qua mô hình bồi tụ lõi mà trong đó các mảnh đá đâm vào nhau và hợp nhất. Khám phá mới nhất giúp Beta Pictoris c trở thành ngoại hành tinh đầu tiên được xác nhận bằng cả 2 phương pháp đo vận tốc xuyên tâm và chụp ảnh trực tiếp.

Nó không chỉ là một tiến bộ ấn tượng về kỹ năng và công nghệ. Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã đo được độ sáng và khối lượng của một ngoại hành tinh và hứa hẹn mang đến cho giới nghiên cứu một góc nhìn mới về cách các hành tinh hình thành.

Tổ hợp bốn kính thiên văn quang học của Kính thiên văn rất lớn - Ảnh: ESO

Kính thiên văn rất lớn là tổ hợp từ bốn kính thiên văn quang học (kính Antu, kính Kueyen, kính Melipal, và kính Yepun) sắp xếp theo một cấu hình xác định, được xây dựng và điều hành bởi ESO. VLT được đặt tại đài quan sát Paranal ở Cerro Paranal, một ngọn núi cao 2.635 m trong sa mạc Atacama miền bắc Chile.

Mỗi kính thiên văn có đường kính 8,2 m. Tổ hợp này được ghép nối từ bốn kính phụ có khả năng di động (ATs) với đường kính 1,8 m. Khi làm việc trong chế độ giao thoa, tổ hợp này có thể đạt đến độ phân giải khoảng 1 mili giây cung, hay nó có thể phân biệt 1 khoảng bằng giữa hai ngọn đèn ô tô đặt trên Mặt trăng.

Long Hải (theo Science Alert)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hình ảnh trực tiếp đầu tiên về ngoại hành tinh cách Trái đất 63 năm ánh sáng