Khoảng một chục loài chim sẻ sống trên quần đảo Galapagos thay đổi kích thước và hình dạng của mỏ, cho phép chúng tìm kiếm các loại thức ăn khác nhau. Kết quả là, mỗi loài chiếm một vùng sinh thái cụ thể.
Một nghiên cứu mới cho thấy tắc kè hoa của Nam Phi cũng có thể đóng vai trò như một ví dụ về một hiện tượng như vậy.
Các nhà nghiên cứu quan tâm đến vẻ đa dạng của đầu tắc kè lùn Bradypodion, còn gọi là tắc kè hoa núi loang lổ. Đầu của chúng có thể được ngẩng về chiều cao và bành ra theo chiều rộng, bao phủ bằng vảy hoặc không có vảy, đầu có thể nổi xương giống như một chiếc lược hoặc không.
Các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu 11 loài tắc kè hoa này và thấy rằng kích thước và hình dạng đầu của tắc kè hoa tương ứng với chế độ ăn uống ưa thích của chúng. Ví dụ, có loài với đầu ngẩng cao sống trong rừng và ăn con mồi tương đối mềm: chuồn chuồn, bướm và thậm chí cả loài thằn lằn. Tắc kè hoa với xương nổi trên đầu có cơ hàm mạnh mẽ hơn và có khả năng để nhai vỏ cứng của bọ cánh cứng. Một số loài tắc kè hoa sống ở vùng đồng bằng, ăn bọ cánh cứng nhỏ hơn nhưng vững chắc hơn nhờ sử dụng một cái miệng rộng.
Vũ Trung Hương