Tập đoàn Mường Thanh có 15/38 công trình có sai phạm về PCCC là không thể chấp nhận được. Bây giờ tôi nói, một công trình đã đành chứ 15 công trình thì thời gian tới khắc phục thế nào?". Ông Chung hỏi nhưng đồng thời gợi ra "góc khuất" trong công tác trên. Phải chăng vì góc khuất này mà các cơ quan chuyên môn không nói mạnh được?

Hỏa hoạn và thoát hiểm, chuyện đâu của một ai!

04/08/2016, 14:34

Tập đoàn Mường Thanh có 15/38 công trình có sai phạm về PCCC là không thể chấp nhận được. Bây giờ tôi nói, một công trình đã đành chứ 15 công trình thì thời gian tới khắc phục thế nào?". Ông Chung hỏi nhưng đồng thời gợi ra "góc khuất" trong công tác trên. Phải chăng vì góc khuất này mà các cơ quan chuyên môn không nói mạnh được?

Hỏa hoạn xảy ra tại một chung cư ở Hà Nội

​Tại phiên họp Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội kỳ thứ 2 khoá XV đang diễn ra qua nay, các đại biểu đã dành khá nhiều thời gian để truy tới cùng những người có trách nhiệm thuộc lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC) của Thủ đô khi thấy có nhiều "tử huyệt" đáng lo đã và đang bộc lộ tại Hà Nội. Nếu như xảy ra hoả hoạn ở chung cư cao tầng mà đặc biệt là ở các khu nhà tái định cư, chất lượng đầu tư thấp thì quả là điều đáng giật mình. Tôi cho rằng, đây cũng không phải là chuyện chỉ có ở Hà Nội mà rất có khả năng là chuyện thường ngày ở nhiều thành phố lớn và rất cần báo động.

Dẫn chứng kết quả giám sát của Ban Pháp chế HĐND TP tại các khu Đền Lừ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, ông Trưởng ban Nguyễn Hoài Nam đã liệt kê các lỗi: "Tủ chữa cháy có nhưng hỏng; không có bất kỳ hệ thống báo cháy nào; còi không hoạt động, không chịu được áp lực... Chúng tôi có hình ảnh ghi lại và nếu chiếu ở đây, chắc các đại biểu sẽ thấy sốc".

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, sau khi nghe báo cáo của đoàn công tác về thực trạng "3 không": không báo cháy tự động, không có hệ thống chữa cháy tự động và không bảo đảm được cứu hộ khi xảy ra cháy, đã hết sức lo lắng xen lẫn bất bình. "Tập đoàn Mường Thanh có 15/38 công trình có sai phạm về PCCC là không thể chấp nhận được. Bây giờ tôi nói, một công trình đã đành chứ 15 công trình thì thời gian tới khắc phục thế nào?". Ông Chung hỏi nhưng đồng thời gợi ra "góc khuất" trong công tác trên. Phải chăng vì góc khuất này mà các cơ quan chuyên môn không nói mạnh được. Chủ tịch Thành phố nêu: "Nhưng dư âm đâu đó người ta đang nói tới câu chuyện liệu cảnh sát phòng cháy có "sân sau" không? Có người thân quen vào bán thiết bị cho nên đến lúc các chủ doanh nghiệp chây ì ra anh không nói được hay không?"...

Điều mà Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói không phải là vô tình. Đây là chuyện rất thực tế mà các chủ công trình thường gặp và làm theo đề xuất khéo léo của những cán bộ chuyên trách.

Tuy nhiên, để cho an toàn tới mức cao nhất cho tính mạng con người, tôi nghĩ vấn đề không dừng lại ở các khu nhà tái định cư mà còn ở nhiều khu nhà cao tầng khác nữa trong nội thành TP.Hà Nội, TP.HCM...

Tôi được biết, giá thành của một chiếc xe thang hiện nay có khả năng lên được tầng 18 thì cũng cả triệu USD trở lên tuỳ loại và cũng chưa có chiếc xe thang nào leo cao hơn được nhập về Việt Nam vì đường sá của ta không phù hợp với xe thang "đại cỡ". Vì thế, nếu ở độ cao khoảng tầng 20 thì xem ra đã trong tình cảnh bất lực nếu không tự nghĩ cách cứu mình...

Nhưng giả dụ lực lượng cảnh sát PCCC có đến được kịp thời thì cũng rất mất thời gian bởi tình trạng ách tắc giao thông hiện nay trong các thành phố lớn. Tại sao chúng ta lại không tính tới giải pháp "hãy tự cứu mình" trước khi "ông" PCCC Nhà nước hay "ông quản lý toà nhà" đến ứng cứu?

Mới cách đây vài tháng, tình cờ tôi được một người bạn sống ở một chung cư cao cấp khoe một chiếc hộp, gọi là cuộn dây thoát hiểm Sky Rescue Line của một doanh nghiệp trong nước sản xuất. Chất lượng đảm bảo theo công nghệ tiên tiến của Australia, đạt chuẩn quốc tế (có một số nguyên phụ liệu chính là nhập ngoại) mà giá thành lại chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm tương đương nhập ngoại. Nó có thể chịu được tải trọng 120kg và tiếp đất với tốc độ tối đa 2m/giây, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Anh bạn tôi chìa cho xem tờ hướng dẫn sử dụng rất chi tiết và nói rằng, giá như nhà nào cũng có vài chiếc như thế này thì dù xe cứu hoả có đến muộn hay mất điện tôi cũng chẳng lo... Tôi không biết trên thị trường còn có những loại tương tự vậy không nhưng chắc là sẽ phải có vì thấy nó cũng hấp dẫn, rất đáng mua nếu ở chung cư với độ cao từ tầng 8 trở lên...

Ô hay, sao chuyện đơn giản đến vậy mà nhiều người không nghĩ ra? Nên chăng, theo tôi, khi chúng ta mua nhà chung cư, nên yêu cầu chủ đầu tư phải giải được bài toán cứu hộ nói trên cho khách hàng. Hoặc nhà đầu tư sẽ trang bị cho hoàn hảo vì cũng chẳng đáng bao nhiêu, hoặc bớt tiền trong đơn giá để người mua nhà tự chọn sản phẩm. Theo tôi, như vậy thì sẽ yên tâm bội phần khi mua nhà. Lẽ nào chúng ta lại có thể xem nhẹ, phó mặc nhân mạng của mình cho sự may rủi suốt cả một chặng dài của đời người nếu còn sống ở chung cư cao tầng như vậy!

Quốc Phong

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hỏa hoạn và thoát hiểm, chuyện đâu của một ai!