Một báo cáo mới của Tổ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu Rand Corp (Mỹ) cảnh báo: hỏa lực Nga rất uy lực, sẽ đè bẹp quân NATO nếu xảy ra chiến tranh ở Đông Âu.

Hỏa lực Nga đầy uy lực, sẽ đè bẹp NATO ở Đông Âu

08/03/2018, 18:58

Một báo cáo mới của Tổ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu Rand Corp (Mỹ) cảnh báo: hỏa lực Nga rất uy lực, sẽ đè bẹp quân NATO nếu xảy ra chiến tranh ở Đông Âu.

Quân Nga bảo vệ căn cứ không quân ở Syria - Ảnh: Reuters

Báo cáo viết rằng nếu chiến tranh bùng nổ, Nga sẽ nhanh chóng chiếm 3 nước vùng biển Baltic, và sẽ vận dụng tình huống “bên miệng hố chiến tranh nhằm đóng băng cuộc xung đột”.

Tác giả Scott Boston và đồng nhiệm không nêu rõ khả năng Nga chiếm vùng biển Baltic, nhưng đề cập khả năng quân sự Nga rất phát triển, và Nga sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt được các mục tiêu sẽ cần “một tư thế lớn mạnh nhằm nâng cao chi phí phiêu lưu quân sự chống lại một hoặc nhiều nước thành viên NATO”.

Quân NATO đã chuyển sự chú ý khỏi những chiến trường mãnh liệt sử dụng nhiều loại vũ khí, để quay qua các hoạt động chống nổi dậy ở những vùng xa như Afghanistan, Iraq và Mali. Tính từ sau cuộc xâm lược Iraq năm 2003 (kéo dài chưa quá 6 tuần), các cường quốc NATO như Mỹ, Anh đã không tham gia một cuộc chiến tranh quy ước nào.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, NATO tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu, dàn 4 lực lượng chiến đấu ở Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan theo cơ chế trú đóng luân phiên.

Nhưng theo báo cáo của Rand Corp, như thế vẫn chưa đủ. Báo cáo nói NATO có khoảng 32.000 quân ở vùng biển Baltic, so với 78.000 quân Nga. NATO cũng chỉ có 129 xe tăng trong khi Nga có 757 chiếc, mà vùng đồng bằng rộng lớn Đông Âu là một “bãi săn” lý tưởng.

Báo cáo giải thích “Nga đã giữ lại một cơ số lớn quân, chú trọng tính cơ động và hỏa lực, huấn luyện hoạt động chiến đấu phối hợp nhiều vũ khí ở cấp độ lớn. Điều này cho Nga có lợi thế rất lớn ở những cuộc xung đột giữa lực lượng cơ động ở gần vùng biên giới của họ”.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, khả năng quân sự của Nga suy yếu bên cạnh việc NATO thống trị toàn cầu, có nghĩa NATO không phải duy trì cấp độ chi quân sự và chuẩn bị cơ số quân lớn. Nhưng Nga đang bắt đầu đuổi kịp NATO, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết tâm đầu tư kinh phí lớn để hiện đại hóa quân đội.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, từ khi ông Putin lần đầu được bầu làm Tổng thống Nga năm 2000, Nga đã chi 20,9 tỉ USD cho quân đội. Khoản tiền này tương đương 3,6% GDP của Nga. Đến năm 2016 thì Nga đã chi 70,3 tỉ USD cho quân đội, chiếm 5,3% GDP.

Sau cuộc chiến ngắn ngày Nga - Gruzia năm 2008, đã lộ ra yếu tố quân đội Nga yếu thế, nên Điện Kremlin đã quyết nâng cấp khí tài quân sự và các cơ cấu chủ đạo để duy trì sức mạnh cho quân đội.

Báo cáo của Rand Corp viết Nga hiện “có đông quân tình nguyện, ra trận với vũ khí hiện đại, cải thiện tinh thần chiến đấu và có kinh nghiệm chiến đấu thông qua các cuộc tập trận rầm rộ, cùng các hoạt động quân sự ở Ukraine và Syria”.

Báo cáo cũng nêu Nga đã cải thiện mạng lưới hậu cần, cho phép Nga vận chuyển số lượng quân lớn trong lãnh thổ, như đã thể hiện ở những cuộc tập trận lớn gần đây. Và từ việc Quân khu Tây Nga là căn cứ của không quân và bộ binh đặc nhiệm Nga, 3 nước vùng biển Baltic (Estonia, Litva, Latvia) không có nhiều cơ may chịu nổi một cuộc tấn công tổng lực của Nga, bất kể có sự hỗ trợ của các lực lượng NATO.

Báo cáo kết luận: hỏa lực Nga và lợi thế sân nhà cho phép Nga sẽ dễ dàng chiếm giữ vùng Baltic thần tốc, trước khi Mỹ và đồng minh có cơ hội phản công, và cho đến lúc đó thì cuộc chiến đã có người thắng, mà chắc chắn không phải là NATO.

Trung Trực (theo Newsweek)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hỏa lực Nga đầy uy lực, sẽ đè bẹp NATO ở Đông Âu