Hoạt động quân sự của Nga từ Biển Đông đến Sevastopol” là tựa đề bài phân tích của chuyên gia Donald Thieme giảng dạy tại Trường Chiến tranh hải quân Mỹ. Bài viết đăng trên trang web USNI News của Viện nghiên cứu hải quân Mỹ ngày 14.9.2016 khẳng định Mỹ và châu Âu cần nghiên cứu đối phó với một nước Nga mới, có năng lực và quyết đoán.

Hoạt động quân sự của Nga từ Biển Đông đến Sevastopol

26/09/2016, 15:09

Hoạt động quân sự của Nga từ Biển Đông đến Sevastopol” là tựa đề bài phân tích của chuyên gia Donald Thieme giảng dạy tại Trường Chiến tranh hải quân Mỹ. Bài viết đăng trên trang web USNI News của Viện nghiên cứu hải quân Mỹ ngày 14.9.2016 khẳng định Mỹ và châu Âu cần nghiên cứu đối phó với một nước Nga mới, có năng lực và quyết đoán.

Quân đội Nga tham gia cuộc tập trận Kavkaz-2016 - Ảnh: USNI News

Nga vừa tiến hành đồng thời chiến dịch hành quân dọc biên giới phía đông Ukraine, tham gia tập trận hải quân với Trung Quốc tại Biển Đông và tập trận đổ bộ quy mô lớn ở biển Đen xung quanh bán đảo Crimea.

Hải quân Nga có tàu ngầm hoạt động trong vùng biển Baltic ngoài khơi Latvia, tiếp tục chuyên nghiệp hóa quân đội và đang nỗ lực duy trì nâng cấp năng lực quân đội đáp ứng các đợt kiểm tra quân sự đột xuất ở hầu hết các quân khu. Cùng lúc đó, hải quân Nga cũng tiếp tục hoạt động tại Syria và phía đông Địa Trung Hải.

Với chiến lược toàn diện nhằm khẳng định quyền tối thượng của Nga trong “khu vực lân cận” mà Nga tự nhận, Nga đang thực hiện đồng thời nhiều hoạt động. Quan trọng nhất có lẽ là các cuộc tập trận quy mô lớn ở Crimea trong khuôn khổ có vẻ như trò chơi lớn chiến tranh chiến lược.

Trong khi nhiều người nói đến giá trị tương đối của quyền lực Nga, các lệnh cấm vận, tình hình cô lập về ngoại giao của Nga, không thể phủ nhận rằng Nga đang đồng bộ hóa chiến lược để duy trì châu Âu ở thế cân bằng, giữ các đồng minh tiềm năng đã ủng hộ và đối phó các kẻ thù tiềm tàng đã cản trở Nga từ khu vực Baltic đến biển Đen và những vùng xa hơn.

Tàu chiến Nga tham gia cuộc tập trận Kavkaz – 2016 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Cuộc tập trận Kavkaz-2016

Cuộc tập trận Kavkaz-2016 kéo dài từ ngày 1.9 đến ngày 10.9 huy động hơn 120.000 binh sĩ, sử dụng rất nhiều loại vũ khí mới hoặc đã cải tiến, trong đó có máy bay và hệ thống phòng không S-400. Đây là biểu hiện của hoạt động và sức mạnh lãnh đạo ở quân khu miền nam và khu vực biển Đen.

Đầu tiên, các cuộc tập trận này chứng tỏ tác động của chiến lược “xoay trục sang hướng nam” được thực hiện từ năm 2014. Nga đã bổ sung thêm lực lượng đáng kể cho hạm đội biển Đen bằng các cơ cấu hải quân mới được xây dựng hoặc các cơ cấu được chuyển từ biển Baltic hay hạm đội phương bắc.

Thứ hai, cuộc tập trận Crimea nhằm củng cố sức mạnh cho bài diễn văn của Tổng thống Nga Putin tại Duma hồi tháng 3.2014, nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của Crimea đối với tầm nhìn chiến lược mới của Nga.

Thứ ba, các cuộc tập trận đã thể hiện tác động của vấn đề tập hợp ý định, ý chí và khả năng.

Cuôc tập trận trùng hợp với hội nghị G20

Thật ra các cuộc tập trận ở Crimea nhấn mạnh đến hai điểm quan trọng hơn.

Thứ nhất, mặc dù các lệnh cấm vận và giá dầu tụt giảm, nền kinh tế của Nga không tồi tệ như báo cáo trước đó. Kinh tế có thể không mạnh như điện Kremlin mong muốn – không một chính phủ nào nghĩ rằng họ có đủ tiền – nhưng về kinh tế Nga không yếu ớt như một số nhà quan sát muốn tin điều đó.

Các cuộc tập trận cũng diễn ra vào thời điểm hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu (Trung Quốc). Đây chắc chắn không phải là điều ngẫu nhiên khi mà Moscow tiến hành nhiều hoạt động quân sự từ các cuộc tập trận đột xuất và duyệt binh quy mô lớn đến cuộc tập trận 6 ngày ở Crimea trong khi các nhà lãnh đạo G20 gặp nhau tại Trung Quốc từ 31.8 đến 5.9.

Trên thực tế, phần chính của hội nghị thượng đỉnh G20 bắt đầu từ ngày 4 và 5.9, tức trùng với 2 ngày đầu của cuộc tập trận Kavkaz 2016. Có lẽ đó chỉ là trùng hợp, nhưng nếu tính đến thời gian chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh kinh tế lớn và các cuộc tập trận quy mô thì chắc chắn không phải là trùng hợp.

Tổng thống Putin đã hợp nhất hàng loạt nỗ lực quân sự và kinh tế để hỗ trợ cho nhau củng cố một chiến dịch truyền tải mang tính chiến lược tinh vi và lâu dài, ít nhất là tìm cách nới lỏng căng thẳng giữa các nước trong và ngoài châu Âu, đặc biệt là với Mỹ

Cuộc tập trận Trung Quốc-Nga trên vùng biển Quảng Đông ngày 18.9 - Ảnh: THX

Nga sẽ vẫn ổn định và hồi phục

Theo báo cáo hồi tháng 4.2016 của Ngân hàng Thế giới, kinh tế Nga đã chạm ngưỡng thấp nhất vào mùa hè năm 2015 và bắt đầu hồi phục nhẹ. Các báo cáo khác chỉ ra rằng Nga đang ngăn chặn vốn đầu tư thất thoát để nguồn vốn này cung cấp thêm nguồn thuế cho nền kinh tế Nga tái đầu tư trong nước.

Cho dù viễn cảnh đã nói đến môi trường kinh tế toàn cầu bấp bênh, các dự báo về nước Nga đã cho thấy tăng trưởng chậm có khả năng xuất hiện. Nhìn chung, thậm chí đối diện với lạm phát đáng lo ngại, Nga vẫn ổn định và chắc chắn đang điều chỉnh để hướng đến một thực tế kinh tế mới sau nhiều năm khó khăn khi năng lượng quý giá bốc hơi.

Vẫn còn rất nhiều thách thức với Nga như vấn đề dân số nan giải và là một trong những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, mật độ dân số già tăng nhanh với những chính sách sai lệch và nền kinh tế khai thác không đồng đều. Tuy nhiên, khả năng hồi phục và lòng kiên trì là những thành tố chính tạo nên linh hồn Nga

Tàu USS Normandy (CG-60) bên trái và tàu đổ bộ Nga RFS Kaliningrad (LSTM 102) tiến hành huấn luyện chống cướp biển trong cuộc tập trận Chiến dịch Baltic (BALTOPS) 2012 - Ảnh hải quân Mỹ

Phản ứng của NATO và Mỹ

Như vậy, các cuộc tập trận tập trung ở Crimea rất quan trọng đối với Nga cũng như khu vực châu Âu, NATO và Mỹ.

Khả năng để thực hiện nhiều hoạt động và chiến dịch quân sự đầy tham vọng như thế trong một thời gian ngắn đã chỉ rõ rằng Nga tiếp tục ứng biến, thích nghi và tìm ra các cách thức để mở rộng ảnh hưởng tại khu vực biển Đen. Thậm chí Nga sẽ cân bằng các hoạt động ở những khu vực trọng điểm khác từ Bắc cực và vùng Baltic cho đến phía tây Thái Bình Dương.

Mặc dù NATO đã phản ứng lại bằng cuộc tập trận Anaconda-16, BALTOPS và các cuộc tập trận khác tại vùng biển Baltic cùng với các cuộc tập trận RIMPAC và CARAT thông thường ở khu vực Thái Bình Dương, Nga vẫn đang khẳng định tầm ảnh hưởng ở vùng Biển Đen mở rộng mà Catherine Đại đế đã từng khẳng định vào cuối thế kỉ 18.

Nhiều người sẽ để ý rằng tàu của Nga bị rỉ sét, cơ sở nhân lực của Nga đang thu hẹp dần, và Nga gần như không có cơ sở kinh tế của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Nga sẽ làm tốt để nhắc nhớ đến tài năng khéo léo của Catherine Đại đế và cách bà ấy chiến đấu, giải phóng những nơi có thể, chịu áp bức khi cần và bảo đảm Nga tiến vào vùng biển Đen.

Kavkaz 2016 là một cuộc tập trận rất lớn trong khuôn khổ trò chơi chiến tranh chiến lược lớn hơn nên không thể bị xem nhẹ... Do đó, Mỹ và châu Âu cần nghiên cứu làm thế nào để cam kết và đối phó với một nước Nga mới, có năng lực và quyết đoán.

Minh Yến

Bài liên quan
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ tên lửa mới của Nga
Hãng Reuters đưa tin các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik mà Nga vừa sử dụng để không kích Dnipro tuần trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hoạt động quân sự của Nga từ Biển Đông đến Sevastopol