Trong năm học mới 2021-2022, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngành giáo dục ĐBSCL gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các tỉnh trong vùng sẽ áp dụng dạy và học trực tuyến. Đây là vấn đề mới, với vô vàn khó khăn trở ngại.

Học sinh ĐBSCL sẽ học trực tuyến như thế nào?

Văn Kim Khanh | 05/09/2021, 19:06

Trong năm học mới 2021-2022, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngành giáo dục ĐBSCL gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các tỉnh trong vùng sẽ áp dụng dạy và học trực tuyến. Đây là vấn đề mới, với vô vàn khó khăn trở ngại.

Trao đổi về những khó khăn trong việc dạy và học trực tuyến, ông Nguyễn Phúc Tăng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ cho biết: “Đây là một bài toán khó của ngành giáo dục (GD) Cần Thơ và  ĐBSCL. Đối với các em không có điều kiện, phương tiện học tập trực tuyến, nhà trường sẽ yêu cầu giáo viên chủ nhiệm gửi tài liệu học tập cho học sinh tận nhà. Giao tài liệu học tập, hướng dẫn các em học ở nhà bằng tài liệu, sau đó giáo viên nhận sản phẩm học tập từ các em. Cách làm thứ 2 là khi tình hình cho phép, giáo viên cho các em có cùng địa bàn thành nhóm học tập, để các em cùng học trực tuyến, giáo viên đến nhóm học sinh, hướng dẫn các em học tập, làm bài. Ngành GD Cần Thơ cũng đang kêu gọi cơ quan, ban ngành, những nhà hảo tâm, người có điện thoại cũ, máy tính cũ còn sử dụng được, cho hoặc cho mượn, để ngành GĐ cho học sinh nghèo mượn học tập, trong giai đoạn khó khăn này. Ngành viễn thông sẽ hỗ trợ học sinh sim, kết nối mạng miễn phí. Với sự hỗ trợ này, các em sẽ có điều kiện tiếp cận với cách dạy học trực tuyến. 

hoc-sinh-ho5ctru75c-tuyen.jpg
Học trực tuyến - Ảnh: Minh Trung

Tại Vĩnh Long, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, sau khai giảng, ngành GD sẽ tổ chức dạy học với nhiều hình thức như: dạy trên truyền hình, dạy học trực tuyến, dạy học bằng tài liệu, dạy học thông qua các nhóm mạng xã hội… Ngành GD tỉnh đang cố gắng hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để học sinh có phương tiện tối thiểu đáp ứng việc học tập trực tuyến.

Tại Tiền Giang, sáng 5.9 ngành GD cũng tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Năm học này, chỉ tính học sinh THCS và học sinh THPT, tỉnh đã có gần 130.000 em. Đây là số học sinh rất cần phương tiện học tập như máy tính, điện thoại thông minh và tivi để học trực tuyến... Khi được hỏi về việc làm thế nào để giáo viên và học sinh học trực tuyến có kết quả, tiến sĩ Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cho biết ngành GD sẽ tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng dạy và học trực tuyến, trong trường hợp bình thường lẫn trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp.

75b871f0e7e111bf48f0.jpg
Học sinh ĐBSCL tựu trường - Ảnh: KC

Cũng theo TS Lê Quang Trí, để học trực tuyến có kết quả, thầy cô và học sinh phải có phương tiện như laptop, điện thoại thông minh, tivi, kết nối internet... Ngoài việc cố gắng trang trải và lấp đầy khoảng trống máy tính, laptop trong giáo viên, nhà trường cũng đang vận động xã hội hóa từ các ban ngành, nhà hảo tâm hỗ trợ máy tính, điện thoại cũ giúp đỡ học sinh nghèo; kết nối người dân với doanh nghiệp bán máy trả góp. Ngành GD cũng đã liên hệ với một số đơn vị như: Viễn thông Tiền Giang, Viettel Tiền Giang… để kêu gọi sự hỗ trợ, đồng hành cùng ngành trong việc triển khai các giải pháp dạy và học trực tuyến. Chúng tôi cũng đã có kinh nghiệp dạy học trực tuyến của năm trước, rút kinh nghiệm tổ chức cho năm nay. 

Sau lễ khai giảng năm học mới, các cơ sở GD chưa tổ chức dạy bài mới theo chương trình mà tập trung tổ chức những nội dung sinh hoạt để ổn định lớp, tạo không khí vui vẻ, tổ chức các hoạt động cho học sinh, học viên làm quen với hình thức học tập trực tuyến; tổ chức ôn tập kiến thức bài cũ… cho đến khi bảo đảm đủ các điều kiện để tổ chức dạy học trực tuyến thì bắt đầu dạy học bài mới.

"Trọng tâm của ngành GD Tiền Giang là áp dụng dạy và học trực tuyến bằng cách sử dụng đa phương tiện. Trong đó, chúng tôi tăng cường khai thác bài giảng trên tivi, vì hiện nay gần 100% dân cư Tiền Giang có tivi. Các mạng xã hội như Facebook và Zalo chúng tôi cũng đang tận dụng, khai thác để áp dụng cho việc dạy và học trực tuyến", ông Trí nói.

Bài liên quan
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh ĐBSCL sẽ học trực tuyến như thế nào?