Hãng tin AFP tiết lộ nhiều học sinh Trung Quốc vượt “Tường lửa vĩ đại” nổi tiếng của nước này để sử dụng nền tảng ChatGPT làm bài tập về nhà.

Học sinh Trung Quốc vượt ‘Tường lửa vĩ đại’ dùng ChatGPT

Cẩm Bình | 09/03/2023, 11:30

Hãng tin AFP tiết lộ nhiều học sinh Trung Quốc vượt “Tường lửa vĩ đại” nổi tiếng của nước này để sử dụng nền tảng ChatGPT làm bài tập về nhà.

Thời gian qua, ChatGPT với khả năng viết bài luận, bài thơ và mã lập trình xuất sắc chỉ trong vòng vài giây đang tạo nên cơn sốt toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời cũng khiến các giáo viên lo ngại về nguy cơ gian lận và đạo văn.

Tại Trung Quốc không thể truy cập ChatGPT nếu không dùng mạng riêng ảo (VPN). Tuy nhiên hàng chục học sinh nói với hãng AFP rằng mình có sử dụng nền tảng để viết luận, giải toán, viết mã máy tính.

Esther Chen cho biết ChatGPT giúp em giảm một nửa thời gian làm học tập tại nhà. Học sinh 11 tuổi này trước đó phải dành 4 - 5 tiếng/ngày cho bài tập. Chen chia sẻ: “Mẹ em thức đến khuya cho đến khi em làm hết bài tập, hai mẹ con cãi nhau mãi. Bây giờ ChatGPT giúp em hoàn thành việc học nhanh chóng”.

Vài học sinh tiết lộ các em mua số điện thoại nước ngoài hoặc dùng VPN vượt qua hạn chế truy cập. Một nhà bán lẻ cho phép người dùng mua số điện thoại ở Mỹ với giá chỉ 5,5 Nhân dân tệ, số điện thoại ở Ấn Độ giá chưa tới 1 tệ

Người không thể vượt tường lửa có thể tìm đến gói dịch vụ AI Life trên Wechat cho phép truy cập ChatGPT với mức phí 1 tệ/câu hỏi. Có nhiều dịch vụ tương tự.

hochatgpt.jpg
Trung Quốc chặn truy cập ChatGPT - Ảnh: China Daily

Tháng trước, Trung Quốc hạ lệnh chặn truy cập ChatGPT. Truyền thông nước này gọi đây là “công cụ truyền bá chính trị nước này”.

Nhưng Wang Jingjing - mẹ của Chen - không lo lắng: “Chúng tôi dùng VPN nhiều năm rồi. Các con tôi được khuyến khích tiếp cận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau”. Bà lo ngại về nạn đạo văn nhiều hơn.

Chen khẳng định em không giao ChatGPT làm hết mọi việc cho mình. Chẳng hạn như trong trường hợp quyển tiểu thuyết “Hold up the Sky” của nhà văn Lưu Từ Hân, em không có thời gian đọc hết tác phẩm với lịch học cờ vua, piano, bơi lội, thể dục nhịp điệu dày đặc nên nhờ nền tảng viết bản tóm tắt và lọc ra vài đoạn về chủ đề cùng nhân vật. Chen dựa vào đây viết cảm nghĩ sau khi đọc.

Học tiếng Anh

Stella Zhang (17 tuổi) thì học tiếng Anh thông qua trò chuyện với ChatGPT, thay vì chi đến 600 tệ/giờ cho các trung tâm ngoại ngữ.

“Học như vậy ít áp lực hơn. ChatGPT còn lập tức phản hồi về bài luận em viết, em còn có thể gửi nhiều bài”, Zhang chia sẻ.

Thomas Lau - nhân viên tư vấn tuyển sinh ở Tô Châu - ghi nhận hơn 20 chục trường hợp mà ông tư vấn đã bỏ trung tâm ngoại ngữ chuyển sang học với ChatGPT.

Dù tiện lợi, nền tảng cũng đem lại không ít rắc rối. Ông Lau cho biết: “Tôi dùng phần mềm kiểm tra thử bài giới thiệu bản thân cùng loạt bài viết do học viên viết để xem có phần nào được viết bởi AI hay không. Rất nhiều trường hợp không đạt yêu cầu”.

Bài liên quan
VinFast ra mắt xe máy điện Motio dành cho học sinh
Ngày 12.1.2025 - VinFast chính thức ra mắt Motio - dòng xe máy điện sành điệu, nổi bật, chuẩn phong cách năng động và hiện đại dành cho lứa tuổi học sinh. Với mức giá hợp lý, chỉ 17.900.000 đồng (bao gồm VAT) cùng chính sách bảo hành chính hãng lên tới 3 năm, VinFast Motio không chỉ phù hợp với Gen Z, Gen Alpha, mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau trên thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh Trung Quốc vượt ‘Tường lửa vĩ đại’ dùng ChatGPT