Các nhà khoa học đã thống kê thấy cứ 6 người mắc cái gọi là hội chứng trái tim tan vỡ (broken heart syndrome) thì có một người phải đối mặt với bệnh ung thư.

Hội chứng trái tim tan vỡ và ung thư có liên quan với nhau

Vũ Trung Hương | 20/07/2019, 12:30

Các nhà khoa học đã thống kê thấy cứ 6 người mắc cái gọi là hội chứng trái tim tan vỡ (broken heart syndrome) thì có một người phải đối mặt với bệnh ung thư.

Theo Medical Express, cứ 6 người mắc cái gọi là hội chứng trái tim tan vỡ (broken heart syndrome) thì có một người phải đối mặt với b,ệnh ung thư và ít có khả năng sống sót tới 5 năm sau đó.

Hội chứng trái tim tan vỡ phát triển là hậu quả của trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ hoặc gắng sức về thể chất và có biểu hiện đặc trưng là sự thay đổi bất thường tạm thời trong tim, dẫn đến suy tim. Hội chứng trái tim tan vỡ có các triệu chứng giống như một cơn đau tim (đau ngực, khó thở), thường xuất hiện ở nữ giới sau những kích thích mạnh về tình cảm và tâm lý. Hội chứng này có thể tự hết sau thời gian ngắn, không có tổn thương cơ tim và không có tắc nghẽn trong các động mạch vành nuôi dưỡng tim nhưng cũng có thể khiến người bệnh tử vong. Người bệnh cần được chăm sóc tim mạch chuyên sâu để phục hồi sớm.

Công bố kết quả trên Journal of the American Heart Association, các chuyên gia cho biết họ đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về hồ sơ sức khỏe của 1.604 bệnh nhân mắc hội chứng trái tim tan vỡ, trong số đó có 267 người bị mắc ung thư. Loại khối u ác tính thường gặp nhất là ung thư vú. Dạng phổ biến tiếp theo là các khối u ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đường hô hấp, cơ quan sinh dục, da.

Phân tích các số liệu thống kê cho thấy nếu gặp những cú sốc về tinh thần thì ở những người bị ung thư, hội chứng trái tim tan vỡ ít phát triển hơn (18,0%), trong khi ở nhóm người không bị ung thư tỷ lệ đó lên tới 30,3%. Thông thường, tác nhân gây ra sự phát triển của hội chứng trái tim tan vỡ ở bệnh nhân ung thư là chấn thương cơ thể (47,9% ) hoặc can thiệp y tế (34,2%). Ở những bệnh nhân ung thư, sự phát triển của hội chứng trái tim tan vỡ thường đòi hỏi sự can thiệp y tế để duy trì hoạt động của tim hoặc phổi.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội chứng trái tim tan vỡ và ung thư có liên quan với nhau