Dây rốn là đường dẫn duy nhất mang chất dinh dưỡng và dưỡng khí đến nuôi em bé. Tuy nhiên, khi dây rốn bị thắt nút sẽ ảnh hưởng xấu đến thai kỳ, cả trong quá trình mang thai lẫn quá trình chuyển dạ.

Dây rốn thắt nút: mối nguy khó lường

Phạm Phong | 17/07/2019, 06:36

Dây rốn là đường dẫn duy nhất mang chất dinh dưỡng và dưỡng khí đến nuôi em bé. Tuy nhiên, khi dây rốn bị thắt nút sẽ ảnh hưởng xấu đến thai kỳ, cả trong quá trình mang thai lẫn quá trình chuyển dạ.

Một số trường hợp sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ đến với cơ sở y tế chuẩn bị sinh, khi thăm khám ban đầu tình trạng rất ổn định, chỉ sau 30 phút mọi thứ có thể thay đổi, nếu không được xử trí kịp thời có thể nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé, thậm chí tử vong. Một trong những mối nguy hiểm khó lường đó là dây rốn thắt nút.

Như trường hợp chị Trần Thị Mỹ T. (27 tuổi, ngụ Đông Thắng A, xã Đông Bình, H.Thới Lai, TP.CầnThơ), thai 39 tuần, có dấu hiệu chuyển dạ nên đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ nhập viện vào chiều 12.7. Đến sáng 13.7, bác sĩ khám tình trạng sản phụ chưa thấy dấu hiệu bất thường: cơn co (+), tim thai 140 lần/phút, cổ tử cung mở 1cm, ngôi đầu, ối còn.

Sản phụ được theo dõi sát tình trạng chuyển dạ để chuẩn bị sinh bé. Đến 11 giờ 45 cùng ngày, bất ngờ nữ hộ sinh phát hiện sản phụ vỡ ối, tim thai không ổn định, đã nhanh chóng báo bác sĩ.

Dây rốn bị thắt nút - Ảnh: Phong Phạm

Sau khi thăm khám, TS-BS Lâm Đức Tâm (Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ) quyết định mổ lấy thai khẩn cấp. Do được chuẩn bị từ trước nên sau khi bác sĩ chỉ định, ngay lập tức ê kíp đưa sản phụ đến phòng phẫu thuật. 15 phút sau, một em bé gái nặng 3kg được chào đời khỏe mạnh.

Đồng thời, bác sĩ kiểm tra thấy dây rốn em bé bị thắt nút, đây là tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm đến thai nhi, nhất là giai đoạn chuyển dạ vì đây là “cửa ngõ” vận chuyển ôxy và chất dinh dưỡng cho bé.

Trong thai kỳ, dây rốn đảm nhận vai trò quan trọng khi vận chuyển oxy và dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi, đảm bảo sự sống của bé khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi dây rốn bị thắt nút sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ cả trong quá trình mang thai lẫn quá trình chuyển dạ.

Đây là tình trạng bệnh lý do thai di chuyển trong giai đoạn cuối 3 tháng đầu tạo ra. Tỷlệ gặp chiếm 0,3 - 1% tùytừng nghiên cứu. Khi dây rốn thắt nút, đa số các trường hợp sẽ thắt lỏng, thai nhi thường ít bị ảnh hưởng trong quá trình có thai. Nhưng khi dây rốn thắt chặt, sẽ làm cản trở tuần hoàn thai nhi, hậu quả cuối cùng là thai nhi sẽ chết trong bụng mẹ.

Dây rốn thắt nút được hình thành trong quá trình thai nhi cử động, di chuyển qua các vòng cung dây rốn. Một số yếu tố làm tăng nguy cơdây rốn thắt nútnhư: dây rốn dài, đa ối, thai nhi nhỏ, thai nhi là bé trai, đa thai 1 túi ối…

Dấu hiệu phổ biến của dây rốn thắt nút là sự suy giảm hoạt động của thai nhi. Còn nếu dây rốn thắt nút xảy ra trong quá trình chuyển dạ, thai nhi cần được giám sát, đo nhịp tim để phát hiện được bất thường của nhịp tim thai. Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm của dây rốn thắt nút, các bà mẹ cần lưu tâm đến hoạt động của thai nhi, đặc biệt là giai đoạn sau của thai kỳ.

Theo dõi chuyển dạ ở thai nhi có dây rốn thắt nút cần được nghiêm ngặt bằng monitoring đo tim thai để phát hiện sớm dấu hiệu suy thai và có chỉ định mổ lấy thai kịp thời. Hiện nay, chưa có phương pháp nào để ngăn ngừa dây rốn thắt nút. Vì vậy, chăm sóc thai sản đúng cách, khám thai định kỳ là điều cần thiết để kịp thời xử trí những dấu hiệu bất thường.

Phong Phạm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dây rốn thắt nút: mối nguy khó lường