Chẳng có gì có thể phức tạp, khó khăn và đầy nguy cơ cho bằng tình hình mà Johnson thừa kế tại VN khi mà người lãnh đạo ở đó đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh mà chính Johnson cũng đã phản đối. Hồi ký McNamara: Kỳ 9 - Tranh cãi trong Nhà Trắng trước ngày đảo chính Diệm - Nhu

Hồi ký McNamara: Kỳ 11 - L.Johnson và bài toán chiến tranh mật ở Bắc Việt Nam

24/11/2014, 19:00

Chẳng có gì có thể phức tạp, khó khăn và đầy nguy cơ cho bằng tình hình mà Johnson thừa kế tại VN khi mà người lãnh đạo ở đó đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh mà chính Johnson cũng đã phản đối. Hồi ký McNamara: Kỳ 9 - Tranh cãi trong Nhà Trắng trước ngày đảo chính Diệm - Nhu

Trước khi Diệm chết, ngay cả những ai thuận tình với một cuộc đảo chánh chống Diệm cũng phải thừa nhận rằng cơ may đặt vào đó một bộ máy lãnh đạo ổn định thay thế Diệm tối đa cũng chỉ là năm ăn, năm thua. Ngay cả nghĩ như thế cũng đã là quá lạc quan rồi: hai chánh phủ Nam VN đã đến và khăn gói ra đi trong thời gian 90 ngày đầu của nhiệm kỳ Johnson, và bốn chính phủ khác cũng cùng số phận trong vòng 9 tháng kế tiếp.

Trong số những hành động đầu tiên của Johnson có việc lên kế hoạch họp với các cố vấn về Việt Nam vào ngày 24/11. Một vài người cho rằng ông đã triệu tập cuộc họp này vì những lý do chính trị nội bộ. Ý kiến này cũng có thể chấp nhận được, bởi lẽ với cuộc bầu cử sắp đến trong vòng 1 năm, ông phải e ngại sẽ bị chỉ trích kịch liệt bởi cánh hữu cứng rắn thuộc đảng Cộng hòa nếu như ông không tỏ ra gắn bó và quả quyết với vấn đề VN.

Tôi thì không nhất trí với ý kiến đó. Tất nhiên, những vấn đề đối nội vẫn luôn làm ông bận tâm và e ngại các hậu quả chính trị đối nội nếu như ông tỏ ra yếu đuối. Ông cũng còn e ngại tác động nơi các nước đồng minh nếu như Mỹ tỏ ra không đủ khả năng hoặc không muốn thực hiện các nghĩa vụ an ninh mà chúng ta đã đảm nhận.

Song, trên hết tất cả đó là vì Johnson tin rằng Liên Xô và Trung Quốc đang ở khúc quanh thực hiện sự bành trướng. Ông xem rằng việc mất NVN chính là một bước dẫn đến mục tiêu đó – coi như chính sách chặn đứng chủ nghĩa Cộng sản đã bị gãy đổ - và bởi thế ông quyết tâm ngăn ngừa điều đó.

Hơn cả Tổng thống Kennedy, Johnson còn cảm thấy rằng mất NVN sẽ đem lại tổn thất lớn hơn là trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ, và chính quan điểm đó đã hun đúc con người ông và các quyết định về chính sách của ông trong suốt 5 năm kế đó. Ông đã thất bại trong việc nhận thức ra bản chất chính trị vốn là cơ bản của cuộc chiến tranh này.

Ngày 24/11 đó, Johnson nói thẳng với Lodge rằng ông muốn chiến thắng cuộc chiến tranh này và ít nhất cũng trong thời gian ngắn, ông muốn dành ưu tiên cho các chiến dịch quân sự hơn là cho những cái gọi là “cải cách xã hội”. Thắng cuộc chiến tranh! Đó là thông điệp của ông.

Muốn làm được điều đó phải dọn dẹp quang đãng cộng đồng các viên chức Mỹ tại Sài Gòn. Cắn đắng cãi cọ nhau, chia bè kết phái nghiêm trọng, công khai gấu ó nhau là một thực tế giữa các viên chức dân sự của tòa đại sứ và sĩ quan quân đội Mỹ. Tổng thống muốn có một ê-kíp mạnh, và thế là ông qui trách cho Lodge, người chịu trách nhiệm (tại chỗ).

Hai ngày sau, trong văn kiện ghi nhớ của Hội đồng an ninh quốc gia số 273 có ghi rõ các chỉ thị của Tổng thống vào trong phần chính sách. Rõ ràng là chính sách của Johnson vẫn giống như chính sách của Kennedy, nghĩa là “hỗ trợ dân chúng và chính phủ NVN thắng cuộc chiến chống lại sự lật đổ của CS qua các biện pháp huấn luyện mà không sử dụng một cách công khai lực lượng quân sự Mỹ”.

Nhưng Johnson cũng chấp thuận kế hoạch hành động giấu mặt chống lại Bắc Việt Nam (BVN) của lực lượng NVN được CIA hậu thuẫn. Đề án này được đưa ra thảo luận lần đầu vào ngày 20/11/1963 tại hội nghị Honolulu, sau đó được biết đến với tên gọi là Kế hoạch Hành động 34A.

Từ nhiều tháng trước, một chương trình hành động bí mật có qui mô nhỏ bao gồm việc xâm nhập nội tuyến, rải truyền đơn tuyên truyền, thu thập tin tức tình báo, thực hiện phá hoại rộng rãi đã được lực lượng NVN tiến hành chống lại BVN, với sự hỗ trợ và chỉ huy của Mỹ.

Song bộ máy kiểm soát chặt chẽ của Hà Nội, tại mỗi làng và các tổ dân phố ở thành thị, đã phát hiện được thậm chí từng dấu hiệu thay đổi nhỏ nhoi, đã khiến cho chương trình này trở nên vô hiệu quả. Do muốn gây thiệt hại cho BVN mà quân đội Mỹ không phải hành động quân sự trực tiếp, nên Tổng thống Johnson càng muốn tăng cường thêm sức mạnh cho chương trình hành động bí mật này.

Cho đến thời điểm đó, các báo cáo tình báo quân sự mà tôi có được đều cho rằng chúng ta đã thực hiện được nhiều tiến bộ tại VN. Thế nhưng ngày 13/12/1963, tôi lại nhận được một văn bản DIA (cục tình báo quốc phòng) báo cáo rằng VC tuy đã không có những thắng lợi đáng kể nào trong năm qua, song lại đã duy trì và còn cải thiện được khả năng chiến đấu của họ. Báo cáo này còn nhận xét thêm rằng, trừ phi quân đội NVN cải tiến được các hoạt động của họ, VC sẽ có khả năng tăng cường hoạt động.

Những cuộc tiếp xúc của tôi tại Sài Gòn trong những ngày 19, 20/12 càng khẳng định cho nhận xét mới mẻ và tối tăm này. Rõ ràng là cuộc đảo chính chống Diệm để lại một khoảng trống chính trị ngày càng chồng chất những tham vọng của các tướng tá quân đội NVN hoạt đầu chính trị hơn là hành động trên chiến trường. Cũng càng thấy rõ rằng các báo cáo trước kia về tiến bộ quân sự đã được thổi phồng lên bởi những dữ kiện ngụy tạo do các viên chức NVN trình báo cho chỉ huy viện trợ quân sự của chúng ta.

Trong các cuộc tiếp xúc tại Sài Gòn với tôi, đại sứ Lodge và tướng Harkins đều nhất trí cho rằng những phương tiện vật chất mà phía NVN cần đến để chiến đấu trong cuộc chiến này đều đã có sẵn cả - từ công tác hỗ trợ huấn luyện đến hỗ trợ hậu cần. Nhưng họ cũng nhất trí rằng NVN chưa có được một giới lãnh đạo xứng đáng với những đòi hỏi cần thiết.

Để củng cố tình thế của NVN, Harkins và Lodge đã đưa ra những chương trình mở rộng hơn nữa để hoạt động bí mật đáp ứng với những đòi hỏi của tôi trước đó. Chương trình này được Ủy ban 303, tức ban công tác liên ngành có nhiệm vụ xem xét lại bản kế hoạch này. Dean Rusk, Mac Bundy, Mc Cone và tôi cùng Tổng thống đồng ý với chương trình thử nghiệm kéo dài trong 4 tháng và khởi sự từ 1/2/1964. (còn nữa)
Hồi ký McNamara: Kỳ 9 - Tranh cãi trong Nhà Trắng trước ngày đảo chính Diệm - Nhu
Danh Đức dịch (tiêu đề của Một Thế Giới)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồi ký McNamara: Kỳ 11 - L.Johnson và bài toán chiến tranh mật ở Bắc Việt Nam