Trước khi tiến hành chương trình Hội nghị Trung ương 4, Trung ương đã dành 1 phút mặc niệm đồng bào, đồng chí, chiến sĩ hy sinh, từ trần vì dịch bệnh COVID-19.

Hội nghị Trung ương 4 dành 1 phút mặc niệm các nạn nhân tử vong vì COVID-19

Lam Thanh | 04/10/2021, 10:00

Trước khi tiến hành chương trình Hội nghị Trung ương 4, Trung ương đã dành 1 phút mặc niệm đồng bào, đồng chí, chiến sĩ hy sinh, từ trần vì dịch bệnh COVID-19.

Sáng 4.10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị.

trung_uong_4.6.jpg
Các đại biểu dự Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII tưởng niệm đồng bào đã mất vì Covid-19. Ảnh VOV

Trước khi tiến hành chương trình Hội nghị, Trung ương đã dành 1 phút mặc niệm đồng bào, đồng chí, chiến sĩ hy sinh, từ trần vì dịch bệnh COVID-19 vừa qua.

Tại hội nghị này, Trung ương xem xét, thảo luận, cho ý kiến về tình hình phòng chống đại dịch COVID-19 và quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch trong tình hình mới; tình hình KT-XH năm 2021, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính-ngân sách Nhà nước 3 năm 2022-2024.

Song song với đó là chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa 12; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; sửa đổi, bổ sung Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 1.11.2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và một số vấn đề quan trọng khác.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, để chuẩn bị cho Hội nghị, thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng và các cơ quan hữu quan tích cực chuẩn bị các báo cáo, các đề án và các tờ trình. Đồng thời, Tổng Bí thư lưu ý thêm một số vấn đề liên quan đến các nội dung và nhiệm vụ của Hội nghị, có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để các đồng chí Trung ương quan tâm trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, xem xét và quyết định.

Tổng Bí thư cho rằng Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, bao gồm cả việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển KT-XHC và nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án, dự thảo các nghị quyết, kết luận của Trung ương và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

243460460_142077864790821_880459708874059791_n.jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới và nước ta.

“Điều này làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, tổ chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu. Theo đó, nhiều nước buộc phải điều chỉnh định hướng, chiến lược phòng chống dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế-xã hội theo hướng nâng cao nội lực, chú trọng phát triển thị trường trong nước, phát triển kinh tế số, xã hội số, thương mại điện tử...”, Tổng Bí thư nêu.

Tổng Bí thư cho rằng kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng còn chậm, không đồng đều, chưa thật sự vững chắc, còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và khả năng phòng chống, thích ứng an toàn với dịch; nợ công toàn cầu tăng mạnh, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Còn trong nước, đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta; đặc biệt là đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn đồng bào ta, trong đó có cả cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các y, bác sĩ, nhân viên y tế và cán bộ cơ sở nơi tuyến đầu chống dịch.

Vì vậy, cùng với Tờ trình tổng hợp chung, Ban cán sự đảng Chính phủ đã nghiên cứu, xây dựng các báo cáo về tình hình phòng chống đại dịch COVID-19; quan điểm, chủ trương và giải pháp về phòng, chống dịch trong tình hình mới; tình hình kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2022-2024; cũng như việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa 12.

Nêu rõ, các báo cáo này có quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình phòng chống dịch bệnh, phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2021. Trong đó lưu ý dự báo về tình hình đại dịch COVID-19 trên thế giới và ở nước ta trong thời gian tới.

Theo Tổng Bí thư, cần đánh giá sự cần thiết, đúng đắn, hiệu lực, hiệu quả, cũng như những hạn chế, bất cập trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp mới để xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình vừa phòng chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua.

Đồng thời, Tổng Bí thư yêu cầu chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những khó khăn, thách thức mới đang đặt ra, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; phân tích làm rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.

Ngoài ra, Tổng Bí thư cũng yêu cầu cần đối chiếu, phân tích khả năng hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đã dự kiến cho năm 2021, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ sớm kiểm soát được dịch bệnh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp…

Theo chương trình, hội nghị diễn ra đến ngày 7.10.

Bài liên quan
Hội nghị Trung ương 3: Xem xét nhiều vấn đề cơ bản, hệ trọng
Hội nghị Trung ương lần này xem xét, quyết định nhiều vấn đề rất cơ bản và hệ trọng, liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Đảng và hệ thống chính trị...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội nghị Trung ương 4 dành 1 phút mặc niệm các nạn nhân tử vong vì COVID-19