Hôm nay (31.1) là hạn cuối Ngân hàng Nhà nước trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Hôm nay là hạn cuối Ngân hàng Nhà nước sửa đổi quy định quản lý thị trường vàng

Tuyết Nhung 31/01/2024 08:26

Hôm nay (31.1) là hạn cuối Ngân hàng Nhà nước trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hôm nay (31.1) là hạn cuối Ngân hàng Nhà nước trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện 1426 ngày 27.12.2023 về các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương có giải pháp hiệu quả để quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao như thời gian qua ảnh hưởng tiêu cực đến điều hành kinh tế vĩ mô, báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 1.2024.

Ngày 28.12.2023, Ngân hàng Nhà nước đã thông tin về những giải pháp nhằm ổn định thị trường vàng. Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ nguyên nhân khiến giá vàng miếng trong nước tăng mạnh thời gian qua chủ yếu do yếu tố tâm lý trước đà tăng liên tục của giá vàng quốc tế. Trong những ngày giá vàng quốc tế biến động tăng mạnh, giá vàng miếng SJC trong nước thường tăng với tốc độ nhanh hơn.

Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng, chuẩn bị sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng. Trong tháng 1.2024, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng để phù hợp với bối cảnh mới của thị trường.

Vào thời điểm cuối năm 2023, giá vàng miếng liên tục tăng phi mã, phá đỉnh lịch sử, có thời điểm vượt 80 triệu đồng/lượng, thị trưởng vàng gần như xáo trộn, nóng lên từng giờ. Trước tình hình này, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải sửa đổi quy định 24 quản lý thị trường vàng sao cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Tại Việt Nam, do vào dịp gần Tết Nguyên Đán, nhu cầu nắm giữ của người dân tăng cao nên giá vàng SJC trong ngày 30.1 tăng 700.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại 77,4 triệu đồng/lượng.

Chênh lệch giữa chiều mua và bán tiếp tục duy trì ở hầu hết các hãng vàng từ 2,5-2,6 triệu đồng/lượng.

Không riêng vàng miếng, giá vàng nhẫn, vàng trang sức cũng đồng loạt tăng mạnh, dù chỉ nhích nhẹ, giao dịch ở mức 62,9 triệu đồng/lượng mua vào và 64,1 triệu đồng/lượng bán ra.

Vàng trong nước tăng bất chấp xu hướng ổn định của thế giới đã kéo chênh lệch giá vàng miếng SJC và vàng thế giới hiện đã nới rộng lên trên 16 triệu đồng/lượng.

Tại tọa đàm “Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững” mới đây, TS Trần Thọ Đạt cho rằng thị trường vàng Việt Nam đã đến lúc phải liên thông với thị trường thế giới, phải loại bỏ chênh lệch giá, đặc biệt là chênh lệch giá vàng SJC như hiện nay bằng các giải pháp thị trường, sản xuất vàng miếng phải trao cho thị trường.

Bài liên quan
Cuối tuần: Giá vàng miếng lại tăng vọt cả triệu đồng mỗi lượng
Ngày cuối tuần, giá vàng miếng trong nước tăng đột biến, thêm 1 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 1,5 triệu đồng/lượng chiều bán, đưa giá vàng lên 77,5 triệu đồng/lượng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hôm nay là hạn cuối Ngân hàng Nhà nước sửa đổi quy định quản lý thị trường vàng