Bộ TT-TT đã yêu cầu các nền tảng gỡ 330 fanpage quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng; 2.200 link quảng cáo có hoạt động buôn bán các dịch vụ bất hợp pháp như hàng giả, hàng nhái, buôn bán động vật hoang dã, vũ khí, tiền giả…

Hơn 300 fanpage quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng đã bị gỡ bỏ

Thu Anh | 06/01/2021, 12:11

Bộ TT-TT đã yêu cầu các nền tảng gỡ 330 fanpage quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng; 2.200 link quảng cáo có hoạt động buôn bán các dịch vụ bất hợp pháp như hàng giả, hàng nhái, buôn bán động vật hoang dã, vũ khí, tiền giả…

Vừa qua, Sở TT-TT tỉnh Thái Bình đã gửi kiến nghị đến Bộ TT-TT đề nghị Bộ tham mưu quy định cụ thể trong lĩnh vực thông tin điện tử; làm việc với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google… có cơ chế chặn, lọc đối với các thông tin xấu độc, thông tin nhảm nhí, giật gân…

Về việc này, Bộ TT-TT cho biết Bộ TT-TT đã ban hành Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT ngày 26.12.2016 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, tạo cơ sở pháp lý để yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin qua biên giới phải có trách nhiệm phối hợp, gỡ bỏ thông tin vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ TT-TT đã yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới chặn, gỡ. Cụ thể, đối với Facebook, đã ngăn chặn, gỡ 290 tài khoản giả mạo cá nhân, tổ chức tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam. Đã chặn, gỡ hơn 4.125 bài viết, 154 fanpage đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm, gây mất uy tín nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Đã gỡ 330 fanpage quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng; 2.200 link quảng cáo có hoạt động buôn bán các dịch vụ bất hợp pháp như hàng giả, hàng nhái, buôn bán động vật hoang dã, vũ khí, tiền giả…

unnamed.jpg
Ảnh: Internet

Đối với Google, YouTube đã ngăn chặn và gỡ bỏ 29.792 video vi phạm, gỡ bỏ 24 kênh YouTube phản động thường xuyên đăng tải nội dung chống phá chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước với hàng nghìn video mỗi kênh.

Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) đã có Công văn mật gửi các Sở TT-TT tỉnh, thành phố tăng cường công tác rà quét phát hiện nguồn thông tin vi phạm và chủ động thông báo cho Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử các bài viết, video clip trên mạng xã hội có nội dung vi phạm pháp luật để Cục yêu cầu các mạng xã hội, nhất là các nền tảng xuyên biên giới ngăn chặn, gỡ bỏ. Hiện nay, tỷ lệ ngăn chặn, gỡ bỏ các bài viết có nội dung xấu, độc trên mạng xã hội theo yêu cầu của Sở TT-TT đạt trên 70%.

Ngoài ra, Sở TT-TT tỉnh Bắc Ninh cho biết đã xuất hiện hiện tượng sử dụng các thiết bị thu tín hiệu vệ tinh trái phép, nội dung chương trình chưa được qua thẩm định, biên tập theo quy định. Để hạn chế việc sử dụng các thiết bị thu tín hiệu dịch vụ truyền hình từ vệ tinh trái phép, đồng thời kiểm soát nội dung thông tin, Sở kiến nghị Bộ TT-TT phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường chỉ đạo, quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các thiết bị thu tín hiệu dịch vụ truyền hình từ vệ tinh.

Theo thông tin từ Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, đơn vị này đã phát hiện một số doanh nghiệp trong nước cung cấp thiết bị thu kênh truyền hình nước ngoài trái phép để cung cấp cho các khách sạn, người nước ngoài sống tại Việt Nam, người Việt Nam. Thời gian qua, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã phối hợp với Sở TT-TT Hà Nội, Bộ Công an để xem xét, xử lý.

Trong thời gian tới, Cục đề nghị các Sở TT-TT tăng cường kiểm tra việc sử dụng dịch vụ truyền hình trái phép trên địa bàn, phối hợp với Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử để xử lý vi phạm; đồng thời Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý những vi phạm này.

Bài liên quan
‘Số link bài viết Facebook gỡ theo yêu cầu của Việt Nam nhiều nhất thế giới 2020’
Ông Lê Quang Tự Do (Phó cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông) công bố thông tin này trong chương trình 'Vấn đề hôm nay' trên VTV1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
28 phút trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 300 fanpage quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng đã bị gỡ bỏ