Bluezone và NCOVI là hai trong những sản phẩm tiêu biểu.

Các ứng dụng Make in Vietnam nổi bật phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19

Thu Anh | 03/01/2021, 21:22

Bluezone và NCOVI là hai trong những sản phẩm tiêu biểu.

Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, Việt Nam đã phát triển được nhiều website và ứng dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Điển hình như ứng dụng Bluezone truy vết người nghi nhiễm COVID-19, ứng dụng khai báo sức khỏe NCOVI, ứng dụng khai báo y tế điện tử Vietnam Health Declaration. Cùng với đó là các website cung cấp thông tin nhanh chóng về tình hình dịch bệnh.

tinh-nang-giam-sat-cach-ly-da-xuat-hien-tren-ung-dung-ncovi(1).jpg
Ứng dụng NCOVI - Ảnh: TL

Theo thông tin từ Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT), tính đến cuối năm 2020, số lượt cài đặt Bluezone đã đạt 23,7 triệu lượt; gần 900.000 tờ khai y tế được thực hiện qua ứng dụng khai báo y tế điện tử, 8 triệu lượt tải NCOVI với gần 18 triệu bản ghi khai báo y tế tự nguyện.

Do Bộ TT-TT, Bộ Y tế phối hợp cùng VNPT và các doanh nghiệp viễn thông trong nước xây dựng và phát triển, NCOVI ra mắt vào ngày 9.3.2020, cho phép người dân khai báo thông tin y tế dễ dàng và tiện lợi, đồng thời tiếp cận được các thông tin nhanh chóng về diễn biến dịch bệnh COVID-19. Cục Tin học hóa nhận định NCOVI đã trở thành cầu nối giữa người dân và các cơ quan y tế, giúp xác định nguy cơ lây nhiễm, khoanh vùng và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, kịp thời.

Ngày 25.3.2020, Bộ trưởng Bộ TT-TT đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-BTTTT phát động Cuộc vận động ứng dụng công nghệ Việt cho cuộc sống số. Đây là Chỉ thị thứ 2 mà Bộ trưởng chỉ đạo toàn Ngành TT-TT cùng vào cuộc phòng, chống dịch bệnh COVID-19, giúp cuộc sống tiếp diễn bình thường và thúc đẩy phát triển CNTT, chuyển đổi số, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ông Nguyễn Huy Dũng (khi đó là Cục trưởng Cục Tin học hóa - Bộ TT-TT, hiện là Thứ trưởng Bộ TT-TT), khi đại dịch bùng lên, Việt Nam vẫn thiếu phần mềm trợ giúp theo dõi sức khoẻ cho mỗi người dân. Việc họp trực tuyến trong nhiều cơ quan vẫn lúng túng; việc dạy và học trực tuyến với cả giáo viên và học sinh vẫn còn xa lạ. Tuy nhiên, ông Dũng cho biết đã có những phần mềm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 được làm xong chỉ trong vòng 48 giờ.

gan-30-tinh-da-co-van-ban-de-nghi-tuyen-truyen-cai-dat-bluezone.jpg
Số lượt cài đặt ứng dụng Bluezone đã đạt 23,7 triệu lượt - Ảnh: TL

Ngày 18.4.2020, Bộ TT-TT tiếp tục cho ra mắt ứng dụng Bluezone - giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp (BLE - Bluetooth low energy). Các smartphone được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2 mét, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao nhiêu lâu. Nếu có F0, cơ quan Y tế có thẩm quyền nhập dữ liệu F0 vào hệ thống. Hệ thống sẽ gửi dữ liệu F0 đến tất cả smartphone trong cộng đồng Bluezone.

Khi đó, lịch sử tiếp xúc với F0 sẽ được Bluezone trên máy phân tích, so sánh. Nếu có sự trùng khớp, Bluezone sẽ lập tức cảnh báo cho người dùng có nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Màn hình điện thoại cũng xuất hiện hướng dẫn liên hệ với cơ quan y tế có thẩm quyền để nhận trợ giúp. Bluezone cũng có thể giúp cảnh báo người thuộc nhóm F2 (tiếp xúc gần với F1).

Về phía các tập đoàn công nghệ, FPT đã nghiên cứu và tìm cách phối hợp với các bên liên quan (như Bộ Y tế) để ứng dụng công nghệ hỗ trợ cộng đồng như xây dựng chatbot để tư vấn, trả lời tự động thông tin liên quan đến dịch bệnh. Bên cạnh đó, FPT cũng cung cấp giải pháp VioEdu - trợ lý học tập sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đang hỗ trợ khá hiệu quả cho các trường, thầy cô, học sinh vì có thể học và làm bài tập online trong thời gian nghỉ vì dịch.

Về hệ thống họp trực tuyến, EGOVC Jitsi cũng hỗ trợ rất tốt cho các cuộc họp quy mô vừa và nhỏ (khoảng 50 điểm cầu), dễ dàng triển khai, dễ dùng, có thể dùng trên mọi thiết bị và đặc biệt là có tính bảo mật cao. Đặc biệt, hệ thống này được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Theo ông Đỗ Lập Hiển (Phó Giám đốc Trung tâm Chính phủ điện tử thuộc Cục Tin học hóa, Bộ TT-TT), hệ thống họp trực tuyến EGOVC Jitsi là giải pháp do Trung tâm Chính phủ điện tử thuộc Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) nghiên cứu, phát triển trên nền tảng phần mềm nguồn mở Jitsi.

Gần đây nhất, Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam đã bình chọn sự kiện Phòng, chống COVID-19 bằng phần mềm, ứng dụng Make in Vietnam là điểm nhấn nổi bật nhất của ICT Việt Nam năm 2020.

Bài liên quan
Gần 40 nền tảng số Make in Vietnam được ra mắt trong năm 2020
Trong năm 2020, Bộ TT-TT đã lựa chọn, giới thiệu gần 40 nền tảng số Make in Vietnam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các ứng dụng Make in Vietnam nổi bật phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19