Nhóm khoa học quốc tế khuyến cáo người tiêu dùng không nên để séc lẫn với thực phẩm và với tay vì giấy in nhiệt có chứa bisphenol - A.

Hơn 90% số tờ séc chứa chất độc hại gây bệnh

Vũ Trung Hương | 18/01/2019, 14:24

Nhóm khoa học quốc tế khuyến cáo người tiêu dùng không nên để séc lẫn với thực phẩm và với tay vì giấy in nhiệt có chứa bisphenol - A.

Theo The Daily Mail, hiện trên thế giới người ta hay sử dụng nhiều loại mực phai dần theo thời gian, được in trên giấy in nhiệt có chứa bisphenol-A. Hợp chất này, như được phát hiện qua nhiều công trình nghiên cứu, dẫn đến ung thư phụ thuộc hormone, liên quan đến tình trạng vô sinh, chứng tự kỷ, hội chứng tăng động, béo phì, tiểu đường thể 2, nguy cơ sinh non và khởi phát sớm dậy thì.

Trước đây, các chuyên gia đã từng cảnh báo chống lại các sản phẩm nhựa có chứa bisphenol-A. Cụ thể, họ đã báo động về nước đóng chai và hộp nhựa thực phẩm. Nhưngtrên thực tế, bisphenol-A có thể được tìm thấy trong các mặt hàng khác nhau, kểcả vật dụng đơn giản như hóa đơn để trong ví và xe hơi.

Trong công trình nghiên cứu mới nhất, một nhóm khoa học quốc tế do các chuyên gia ở Đại học Granada, Tây Ban Nha, hướng dẫn, đã phân tích 112 tờ séc bằng giấy nhiệt từ Brazil, Tây Ban Nha và Pháp. Kết quả là hơn 90% số hóa đơn (tờ séc) được thu thập ở Brazil và Tây Ban Nha có chứa bisphenol-A. Chất bisphenol-A được tìm thấy trong một nửa số séc từ Pháp.

Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng không nên để séc lẫn với thực phẩm và với tay. Về nguyên tắc, tốt nhất là không giữ những tờ séc đó nếu không thật sự cần thiết.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 90% số tờ séc chứa chất độc hại gây bệnh