Việc thực hiện phương thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT khá phổ biến trong thời gian qua đã bộc lộ những mặt hạn chế, có thể dẫn đến phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh và lợi ích xã hội.

HoREA đề nghị hạn chế tối đa chỉ định thầu đối với dự án BOT

Phan Diệu | 14/10/2017, 11:12

Việc thực hiện phương thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT khá phổ biến trong thời gian qua đã bộc lộ những mặt hạn chế, có thể dẫn đến phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh và lợi ích xã hội.

Theo ông Lê Hoàng ChâuChủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), việc thực hiện phương thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT khá phổ biến trong thời gian qua đã bộc lộ những mặt hạn chế, có thể phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh và lợi ích xã hội.

Trong thời gian qua, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa để huy động các nguồn lực lực phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, giao thông, chỉnh trang đô thị thông qua phương thức như xây dựng - chuyển giao (BT); hợp tác công tư (PPP); xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT)... đã sử dụng được nguồn vốn xã hội hóa rất lớn, nhất trong điều kiện nguồn lực ngân sách có hạn.

Nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư đã tham gia thực hiện các gói thầu BT, PPP, BOT, thậm chí có cả doanh nghiệp không chuyên ngành cũng tham gia và có những thời điểm nở rộ các công trình BT, PPP, BOT.

Tại TP.HCMtrong giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, chỉ chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thấp hơn cả giai đoạn 2006-2010 đã đạt tới 12%. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ thành phố được giữ lại từ nguồn thu ngân sách trên địa bàn bị giảm dần, đến nay chỉ còn 18% nhưng đã được bù đắp bằng nguồn vốn xã hội hóa đạt tỷ lệ 31,7% GRDP.

Mới đây, thành phố đã công bố 133 dự án kêu gọi đầu tư theo phương thức xã hội hóa dưới hình thức BT, PPP, trong đó phần lớn là các dự án hạ tầng kỹ thuật, giao thông, chỉnh trang đô thị. Điển hình như dự án chỉnh trang khu vực Nam Kênh Đôi, quận 8 có tổng mức đầu tư trên 14.000 tỉ đồng, với quỹ đất đối ứng tại chỗ khoảng 28ha; dự án cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư trên 5.000 tỉ đồng, dự kiến đối ứng bằng 16 khu đất…

Tuy nhiên, Chủ tịch HoREA nhận định bên cạnh mặt tích cực, những hình thức đầu tư này đã phát sinh nhiều hạn chế. Có rất nhiều công trình BT, PPP, BOT được chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư. Nguồn vốn chủ sở hữu của nhiều nhà thầu, nhà đầu tư chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại khoảng 90% vốn đầu tư xây lắp là vốn vay ngân hàng nên có tiềm ẩn rủi ro và có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.

“Việc thực hiện phương thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT khá phổ biến trong thời gian qua đã bộc lộ những mặt hạn chế, có thể dẫn đến phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh và lợi ích xã hội”, ông Châu nói.

Theo Chủ tịch HoREA, việc chỉ định thầu có thể đã tạo điều kiện cho nhà thầu, nhà đầu tư được hưởng lợi "kép" 2 lần như mong muốn. Đồng thời, các nhà thầu, nhà đầu tư này cũng đã tránh được thủ tục "kép" 2 lần khi lựa chọn nhà thầu xây lắp công trình và lựa chọn chủ đầu tư dự án bất động sản.

Ngoài ra, chỉ định thầu làm cho tính minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh của môi trường kinh doanh bị sụt giảm, tác động tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Đặc biệt, việc này có thể gây thiệt hại ngân sách nhà nước vì nguồn đất đối ứng trả cho nhà thầu cũng là tài sản công, cũng là tiền ngân sách và gây quan ngại cho xã hội.

“Do vậy, Hiệp hội kiến nghị thực hiện phổ biến hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, chỉnh trang và phát triển đô thị theo phương thức xã hội hóa dưới hình thức BT, PPP. Kể cả các khu đất vàng trong quá trình thực hiện thu hồi quỹ đất do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước”, Chủ tịch HoREA đề xuất.

Mặt khác, HoREA cũng đề nghị hạn chế tối đa việc chỉ định nhà thầu, chỉ định nhà đầu tư đối với các trường hợp trên. Việc chỉ định thầu chỉ thực hiện trong các trường hợp đặc biệt theo điều 26 luật Đấu thầu để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; cũng như làm lợi cho ngân sách nhà nước và tăng cường sự đồng thuận trong xã hội.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
HoREA đề nghị hạn chế tối đa chỉ định thầu đối với dự án BOT