Tòa soạn của tờ báo Tiếng Dân do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút đặt ở Huế vừa được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Huế: Tòa soạn báo Tiếng Dân được công nhận là di tích lịch sử

TIỂU VŨ | 27/04/2019, 09:06

Tòa soạn của tờ báo Tiếng Dân do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút đặt ở Huế vừa được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, ngày 26.4, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế tổ chức lễ công bố quyết định công nhận trụ sở tòa soạn báo Tiếng Dân (193 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế) là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Cũng như tờ báo, tòa soạnTiếng Dân có một lịch sửthăng trầm theo thời gian vàthời cuộc. Theo tài liệu ghi lại vào ngày 8.10.1926, từ quê nhà Quảng Nam, chí sĩHuỳnh Thúc Khángđã làm đơn gửi đếnToàn quyền P. Pasquier xin phép xuất bản một tờ báo bằng chữ quốc ngữcó tên là Tiếng Dân (La Voix du Peuple), nhằm phổ biến những tư tưởng yêu nước, canh tântheo lối ôn hòa đến người dân. Chí sĩ Huỳnh Thúc Khángcũng xinđặt tòa soạntại Đà Nẵng.

Chí sĩHuỳnh Thúc Kháng (1875-1947) - người sáng lập báo Tiếng Dân - Ảnh: Tư liệu

Đến ngày 12.2.1927, Toàn quyền Đông Dương Pasquier mới ký nghị định cho phép Huỳnh Thúc Kháng xuất bản tờ Tiếng Dân. Tuy nhiên, người Pháp đồng ý nhưng với điều kiện tòa soạn phải đặt tại Huế. Mãi đến tháng 4.1927, báo Tiếng Dân mới chính thức được đặt tòa soạnđịa chỉ số 123 đường Đông Ba, Huế(nay là193Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế).

Việcngười Pháp bắt buộc báophải đặt tòa soạn tại Huế nhằm để dễ kiểm soát, kiểm duyệt nội dung vì Huế là nơi đặt tòa Khâm sứ Trung Kỳ, ngoài ra tòa soạn Tiếng Dân còn chịu sự quản lý trực tiếp, lưu trữ và theo dõi sát sao bởi Sở Liêm phóng của chính quyền thuộc địa ở Huế.

Ban chủ nhiệm và trị sự báo Tiếng Dân tại tòa soạn vào những năm 1930 – Ảnh: Tư liệu

Năm 1943 báoTiếng Dân bị đình bản,nơi đây trở thành là trụ sở Hội Đồng châu Quảng Nam, đã được sử dụng làm ký túc xá cho sinh viên đất Quảng ra Huế học.

Sau năm 1975, trụ sở tòa soạn trở thành tài sản của nhà nước, được bố trí cho một số nhân viên Trường đại học Y Huế ở. Sau đó ngôi nhà đã được giao cho thành phố quản lý nhưng vẫn sử dụng làm nhà ở tập thể cho 6 hộ đã từng được bố trí ở đây. Vì là nhà tập thể, nên việc sửa chữa tu bổ không được thực hiện, ngôi nhà xuống cấp rất nhiều, nhưng may mắn là vẫn giữ được cấu trúc như xưa với kiểu dáng tương đối cổ khác hẳn với những cửa hàng buôn bán và nhà dân gần đó.

Mãi đến ngày 4.6.2018, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế mới ra Quyết định số 1225/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử (lưu niệm sự kiện) tòa soạn báo Tiếng Dân là di tích cấp tỉnh.

Cho đến hiện tại, dù được công nhận là di tích lịch sử nhưngtòa nhà đang đứng trước nguy cơ có thể đổ sập bất cứ lúc nào dođang bị xuống cấp trầm trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh cho Bảo tàng Lịch sử - Ảnh: TT-H

Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế cho biết: “Do trải qua thời gian dài, di tích được sử dụng làm nơi ở của các hộ dân thuộc khu tập thể Trường đại học Y Dược Huế, việc cải tạo di tích làm nơi sinh sống một phần đã làm biến dạng, mất đi yếu tố gốc ban đầu của di tích. Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bảo tàng sẽ tiến hành lập dự án phục dựng lại một số hạng mục công trình theo hiện trạng ban đầu gồm: Biển hiệu báo Tiếng Dân, làm lại cửa đi và một số nội thất di tích, đồng thời cho tháo dỡ phần cơi nới của các hộ dân sống trong di tích sau 1975 cũng như lắp dựng bia giới thiệu, biển chỉ dẫn đến di tích, cắm mốc, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, tham quan tìm hiểu di tích”.

Tòa nhà là trụ sở báo Tiếng Dân trong thời điểm hiện tại - Ảnh: ND

BáoTiếng Dân do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, ôngĐào Duy Anh làm thư ký tòa soạn.Đây là tờ báo hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ, số đầu tiên ra đời vào ngày 10.8.1927. Tờ báo là nơi tập hợp tiếng nói của các lực lượng có tinh thần dân tộc, dân chủ, của tầng lớp trí thức tiểu tư sản miền Trung trong cuộc đấu tranh đòi độc lập, dân chủ ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20như Nguyễn Xương Thái, Nguyễn Quý Hương, Lê Nhiếp, Trần Đình Phiên, Trần Đình Nam, Hải Triều, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Chí Diểu... Trong quá trình hoạt động, từ năm 1927 đến năm 1943, tờ báo này đã ra 1.766 số và có ảnh hưởng rất lớn đến dư luận xã hội ở miền Trung và cả nước. Nội dung của tờ báo luônthể hiện tiếng nói của xu hướng chính trị không phục tùng đường lối của thực dân Pháp và Nam triều. Từ số đầu tiên cho đến số cuối cùng bị đình bản ngày 24.4.1943, Tiếng Dân là một trong những tờ báo tiêu biểu của báo chí yêu nước thời đó, báophản ánh một cách trung thực không khí, đời sống chính trị trong nửađầu thế kỷ 20.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
2 phút trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huế: Tòa soạn báo Tiếng Dân được công nhận là di tích lịch sử