VKS cáo buộc bị can Vũ Hồng Quang (cựu Phó trưởng Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải) hưởng lợi hơn 19,9 tỉ đồng.
Sự kiện

Hưởng lợi hàng chục tỉ đồng từ các ‘chuyến bay giải cứu’

Nhật Anh 25/10/2024 12:47

VKS cáo buộc bị can Vũ Hồng Quang (cựu Phó trưởng Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải) hưởng lợi hơn 19,9 tỉ đồng.

Viện KSND tối cao đã ban hành Cáo trạng truy tố 17 bị can trong vụ án “chuyến bay giải cứu” (giai đoạn 2) về các tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Che giấu tội phạm”.

Ở giai đoạn 2, bị can Vũ Hồng Quang, cựu Phó trưởng Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, bị truy tố tội “Đưa hối lộ”. Ông Quang là người đã bị xét xử ở giai đoạn 1 của vụ án, về hành vi “Nhận hối lộ”.

Theo cáo trạng, tháng 9.2020, bị can Quang liên hệ với Phạm Trung Kiên (bị can giai đoạn 1 vụ án, cựu cán bộ thuộc Bộ Y tế) giúp để có được văn bản chấp thuận của Ban Chỉ đạo cho công dân được về nước trên các chuyến bay đơn lẻ. Phạm Trung Kiên đã đồng ý, thỏa thuận chi phí 10 triệu đồng/công dân.

Sau đó, Quang có trao đổi với Nguyễn Mạnh Cương (cựu Trưởng phòng thương mại điện tử, Công ty cổ phần thương mại hàng không Vietjet) và Vũ Hoàng Dũng (lao động tự do), cho biết bản thân có thể xin được văn bản cấp phép cho công dân về nước trên chuyến bay đơn lẻ, mức phí từ 2.000 - 3.000USD/công dân.

2610giaicuu-16805784111661809172872-1681028102795-16810281029741124273661.jpg
Hình ảnh chuyến bay giải cứu trong đợt dịch COVID-19 - Ảnh: Internet

Từ thông tin này, Cương và Dũng trao đổi với lãnh đạo của một số doanh nghiệp, tập hợp hồ sơ các công dân có nhu cầu xin về nước.

Cả hai thỏa thuận với các giám đốc này chi phí chênh lệch lên từ 100 - 500USD/công dân (so với chi phí Quang yêu cầu) để hưởng lợi. Tiếp đó, nhóm giám đốc đã tập hợp hồ sơ từ công dân và thỏa thuận chi phí chênh lên từ 100 - 500USD/công dân (so với chi phí Dũng, Cương đưa ra).

Theo cáo trạng, từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, Phạm Trung Kiên chuyển thông tin, hồ sơ đến Cục Y tế dự phòng để tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Y tế duyệt, ký văn bản theo quy trình của Bộ này.

Vũ Hồng Quang bị cáo buộc đã thỏa thuận, đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên 10 triệu đồng/công dân để có được văn bản chấp thuận cho công dân về nước. Tổng cộng, bị can Quang đã đưa hối lộ cho Kiên hơn 7,4 tỉ đồng để có được văn bản chấp thuận cho 624 công dân về nước trên các chuyến bay. Bản thân bị can Quang hưởng lợi hơn 19,9 tỉ đồng.

Làm rõ nội dung được tách ra để điều tra tại giai đoạn 2

Ngoài việc nêu rõ hành vi phạm tội của các bị can, Viện KSND tối cao cũng nêu quan điểm đối với những nội dung có liên quan được tách ra để điều tra, làm rõ tại giai đoạn 2 của vụ án.

Cụ thể, theo VKS, đối với việc tham mưu, đề xuất, phê duyệt chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong đại dịch COVID-19 không thông qua tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ, kết quả điều tra giai đoạn 1 xác định các bị can Nguyễn Quang Linh (nguyên trợ lý Phó thủ tướng thường trực Chính phủ), Nguyễn Thanh Hải (nguyên Vụ trưởng), Nguyễn Tiến Thân và Nguyễn Mai Anh (chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế VPCP) đã tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ doanh nghiệp xin tổ chức chuyến bay, sau đó đề xuất nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình lãnh đạo Chính phủ phê duyệt.

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp được phê duyệt tổ chức 86 chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước. Thông qua việc này, các bị can trên đã nhận hối lộ từ doanh nghiệp với số tiền hơn 10 tỉ đồng. Các bị can này đã bị truy tố, xét xử tại giai đoạn 1 của vụ án về hành vi “Nhận hối lộ”.

Theo cáo trạng vụ án giai đoạn 2, việc tham mưu, đề xuất, phê duyệt chuyến bay không thông qua tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ nêu trên là không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, kết quả điều tra không xác định được hậu quả thiệt hại; các cá nhân có liên quan không có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, nên không có căn cứ xử lý hình sự.

Ngoài ra, ở giai đoạn 1 của vụ án, cơ quan chức năng có kiến nghị lãm rõ nhân thân, lai lịch của người tên “Đông” và lời khai của bị can Phạm Trung Kiên (cựu cán bộ thuộc Bộ Y tế) về việc sau khi nhận tiền hối lộ đã chuyển cho người này vay 11 tỉ đồng để kinh doanh.

Theo Viện KSND tối cao, kết quả điều tra xác định người tên “Đông” có tên đầy đủ là Bùi Duy Đông, là họ hàng bên vợ của bị can Phạm Trung Kiên. VKS nhận thấy việc này là giao dịch dân sự, không có dấu hiệu tội phạm hình sự…

Bài liên quan
Đề nghị truy tố 17 bị can trong giai đoạn 2 vụ án ‘chuyến bay giải cứu’
Trong kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án “chuyến bay giải cứu”, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã đề nghị truy tố 17 bị can.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hưởng lợi hàng chục tỉ đồng từ các ‘chuyến bay giải cứu’