Tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện là mục tiêu UBND huyện Thới Bình (Cà Mau) đặt ra vào năm 2023 và những năm tiếp theo.

Huyện Thới Bình (Cà Mau): Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống

H.V | 27/12/2022, 08:10

Tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện là mục tiêu UBND huyện Thới Bình (Cà Mau) đặt ra vào năm 2023 và những năm tiếp theo.

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, khẳng định: “Năm 2023, huyện Thới Bình tiếp tục tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, thực hiện các kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp cho phụ nữ, thanh niên nông thôn và tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, các đối tượng thanh thiếu niên tham gia cuộc thi “Sáng tạo khoa học kỹ thuật”, “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng”.

anh-1-huyen-thoi-binh-dat-muc-tieu-phat-trien-kinh-te-bang-viec-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-vao-san-xuat.jpg
Huyện Thới Bình đặt mục tiêu phát triển kinh tế bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Theo lãnh đạo UBND huyện Thới Bình, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời buổi công nghệ số hiện nay. Năm 2023, chính quyền huyện Thới Bình đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Trong đó, tập trung đẩy mạnh cơ cấu nền kinh tế; chú trọng tăng trưởng, chất lượng, bền vững, hiệu quả; nâng cao năng suất lao động và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, tăng cường hợp tác, liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội.

anh-2-dia-phuong-chu-trong-phat-trien-kinh-te-tap-the.jpg
Địa phương chú trọng phát triển kinh tế tập thể

“Huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ và triển khai thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân. Đồng thời, tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn”, ông Vững cho biết.

Những chỉ tiêu chủ yếu được UBND huyện Thới Bình đặt ra để phấn đấu vào năm 2023 như: tổng giá trị sản xuất trong huyện tăng 7,83%; thu nhập bình quân đầu người 60 triệu đồng/người/năm; sản lượng thủy sản 43.200 tấn; sản lượng lúa 94.900 tấn; rà soát, củng cố, phát triển ở mỗi xã, thị trấn ít nhất 2 tổ hợp tác sản xuất hoạt động có hiệu quả và quan tâm phát triển hợp tác xã; thu ngân sách trên địa bàn 72 tỉ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo ít nhất 0,7%; xây dựng huyện Thới Bình đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã của huyện được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

anh3-ung-dung-khoa-hoc-ky-thuat-vao-san-xuat-nong-nghiep.jpg
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, huyện Thới Bình đặt nhiều quyết tâm trong việc đẩy mạnh Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Thới Bình theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững, hiệu quả. Tập trung phát triển sản xuất các ngành hàng chủ lực như tôm, cua, lúa chất lượng cao... theo hướng hợp tác - liên kết - thương hiệu - thị trường. Chủ động thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên diện tích lúa sản xuất kém hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp nhất là khâu thu hoạch và sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm thất thoát nông sản.

“Trong thời gian tới, để nâng cao đời sống cho người dân, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đói giảm nghèo bền vững; xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đô thị văn minh; tập trung đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng ở các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao”, ông Vững nói.

anh-4-xay-dung-ntm-gop-phan-nang-cao-doi-song-cua-nguoi-dan-dia-phuong.jpg
Xây dựng NTM góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương

Bên cạnh đó, địa phương cũng đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng chợ, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện đầu tư, khởi nghiệp. Thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức đối thoại công khai định kỳ với doanh nghiệp, hộ kinh doanh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Đổi mới xây dựng mô hình kinh tế tập thể phù hợp với cơ chế thị trường. Tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Triển khai xây dựng cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các HTX vay vốn ngân hàng thương mại phục vụ sản xuất, kinh doanh. Từng bước hoàn thiện thị trường tiêu thụ sản phẩm ở khu vực nông thôn. Xây dựng, tạo mối liên doanh, liên kết giữa HTX với doanh nghiệp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huyện Thới Bình (Cà Mau): Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống