Có 660 hệ thống mạng sử dụng IP/ASN độc lập kết nối với nhau hình thành Internet Việt Nam (tăng 20% so với năm 2020).

Internet đã thâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống

Thu Anh | 16/12/2021, 15:00

Có 660 hệ thống mạng sử dụng IP/ASN độc lập kết nối với nhau hình thành Internet Việt Nam (tăng 20% so với năm 2020).

Mức độ thâm nhập rất lớn của Internet vào đời sống

Internet phát triển nhanh chóng, bao phủ rộng khắp toàn thế giới, tạo ra cuộc cách mạng về kết nối, truyền thông, thâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống và trở thành một nhu cầu cơ bản của con người. Theo Viet Nam Digital 2021, đến ngày 31.3.2021, ước tính có hơn 5,1 tỉ người, chiếm 65,6% dân số thế giới truy cập Internet.

Tính riêng tại khu vực Đông Nam Á, thống kê trên 6 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, năm 2021 ước tính có 440 triệu người dùng Internet, chiếm 75% dân số. Tỷ lệ này phản ánh mức độ thâm nhập rất lớn của Internet vào đời sống.

ha-tang-internet-viet-nam-ngay-cang-hoan-thien.jpg
Cùng với sự phát triển của công nghệ, Internet đã bước sang thế hệ phát triển mới - Ảnh: Internet

Cùng với sự phát triển của công nghệ, Internet đã bước sang thế hệ phát triển mới. Theo Sách trắng Internet (2018 – 2023) của Cisco, vào năm 2023, số lượng thiết bị kết nối Internet dự báo là 29,3 tỉ thiết bị, gấp hơn 3 lần dân số toàn cầu, tương đương 3,6 thiết bị kết nối mạng/người.

50% trong tổng số kết nối toàn cầu là kết nối tự động giữa các thiết bị (M2M). Hơn 70% dân số toàn cầu sẽ có kết nối di động vào năm 2023. Tổng số thuê bao di động toàn cầu sẽ tăng lên 5,7 tỉ (71% dân số) vào năm 2023…

Giải pháp công nghệ an toàn kết nối, định tuyến Internet

Theo số liệu tại Báo cáo Internet, tài nguyên Internet 2021 vừa được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) công bố, năm 2021 cũng chứng kiến sự gia tăng trong việc ứng dụng công nghệ xác thực định tuyến (RPKI) trên mạng Internet Việt Nam.

RPKI là giải pháp công nghệ an toàn kết nối, định tuyến Internet, giúp xác thực thông tin, dữ liệu định tuyến, hạn chế tấn công định tuyến, tăng cường kết nối an toàn và chất lượng cho từng mạng IP, ASN đôc lập.

ha-tang-internet-viet-nam-ngay-cang-hoan-thien.png
VNNIC đã công bố Báo cáo Internet, tài nguyên Internet 2021

Tính đến ngày 30.11.2021, có 54 tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam triển khai công nghệ RPKI trong định tuyến các vùng địa chỉ trên Internet. Việc triển khai công nghệ RPKI là quan trọng giúp đảm bảo an toàn kết nối, định tuyến cho Internet Việt Nam. Công nghệ này sẽ tiếp tục được VNNIC thúc đẩy, tăng cường trong năm 2022.

Ngoài ra, theo số liệu tại Báo cáo, có 660 hệ thống mạng sử dụng IP/ASN độc lập kết nối với nhau hình thành Internet Việt Nam (tăng 20% so với năm 2020), gồm các doanh nghiệp ISP (Viettel, VNPT, FPT, CMC, Mobifone, Netnam…); mạng của các cơ quan nhà nước, chính phủ; các doanh nghiệp nội dung CDN, trung tâm dữ liệu IDC, ngân hàng, Viện nghiên cứu, Trường đại học… Các mạng trong nước kết nối với nhau thông qua các ISP và qua Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX.

Tính đến tháng 11.2021, có 3 điểm VNIX tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và 1 điểm mở rộng tại VNPT TP.HCM. Tổng băng thông kết nối ~ 400Gbps; 50 mạng thành viên kết nối, tăng trưởng mạng thành viên kết nối tăng 8,7% so với năm 2020.

Việc tăng cường kết nối VNIX với vai trò trung lập góp phần phát triển hạ tầng số, thúc đẩy lưu lượng, băng thông kết nối trong nước, nội dung trong nước và góp phần đảm bảo hoạt động an toàn, liên tục của mạng Internet Việt Nam; từng bước đưa Việt nam trở thành Trung tâm kết nối khu vực.

Bài liên quan
Dữ liệu trên Internet dần trở thành mạch máu của nền kinh tế
Việc sử dụng dữ liệu trên Internet một cách thông minh có thể có tác động chuyển đổi đối với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Internet đã thâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống