Ngày 28.10, Quốc hội Israel thông qua hai dự luật cấm đối với Cơ quan về người tị nạn Palestine (UNRWA) của Liên Hợp Quốc. Động thái mới nhất có thể gây ra hậu quả tàn khốc cho hàng triệu người Palestine đang sống trong cảnh bị chiếm đóng.
Chuyển động

Israel áp lệnh cấm với cơ quan cứu trợ của Liên Hợp Quốc

Cẩm Bình 29/10/2024 09:00

Ngày 28.10, Quốc hội Israel thông qua hai dự luật cấm đối với Cơ quan về người tị nạn Palestine (UNRWA) của Liên Hợp Quốc. Động thái mới nhất có thể gây ra hậu quả tàn khốc cho hàng triệu người Palestine đang sống trong cảnh bị chiếm đóng.

Dự luật đầu tiên cấm UNRWA hoạt động “trên lãnh thổ Israel”, dự luật còn lại cấm chính quyền Israel có liên hệ với UNRWA, điều này đảo ngược hiệp ước năm 1967 cho phép cơ quan này hỗ trợ nhân đạo cho người Palestine ở các khu vực do Israel kiểm soát gồm Dải Gaza, Bờ Tây, Đông Jerusalem.

2024-10-29-082604.png
Người Palestine đối mặt với viễn cảnh thảm khốc khi UNRWA không thể hoạt động - Ảnh: CNN

Sau khi dự luật đầu tiên được thông qua, nghị sĩ đảng cánh hữu Likud Boaz Bismuth (người soạn thảo dự luật) tuyên bố: “Bất cứ ai hành xử như kẻ khủng bố đều không có quyền lợi gì ở Israel. UNRWA chính là Hamas”. Nghị sĩ Yuli Edelstein nói rằng hai dự luật không gây hại cho viện trợ nhân đạo đưa vào Gaza, khẳng định Israel hành động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Nhiều nghị sĩ Ả Rập cùng 8 nước Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc phản đối gay gắt nhưng không thể ngăn Quốc hội Israel thông qua hai dự luật. Một số quốc gia bày tỏ lo ngại lệnh cấm với UNRWA sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, nguồn cung thực phẩm, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và sinh kế của hàng triệu người Palestine phụ thuộc vào cơ quan này.

Ra đời năm 1949, UNRWA chuyên trách hỗ trợ nhân đạo cho người Palestine. Trong hơn 30.000 nhân viên của UNRWA trên khắp Trung Đông và ở ba văn phòng đại diện ở New York, Geneva, Brussels, nhiều người là người Palestine cùng con cháu họ.

Israel từng cáo buộc Hamas cài người vào UNRWA. Quân đội Israel vào tháng 2 tuyên bố phát hiện mạng lưới đường hầm bên dưới trụ sở UNRWA ở Gaza, nghi do Hamas xây dựng làm căn cứ ngầm.

Trước cáo buộc ânày, Liên Hợp Quốc mở cuộc điều tra và kết luận có 9 nhân viên UNRWA liên quan đến vụ tập kích ngày 7.10. Tất cả đã bị sa thải.

Tác động của lệnh cấm

Cùng với Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine, UNRWA phụ trách phân phối gần như toàn bộ viện trợ đưa vào Gaza nơi họ có 11 trung tâm cấp phát thực phẩm. Ngoài ra cơ quan này còn giúp sức thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin bại liệt giữa lúc chiến sự diễn ra.

Ở Bờ Tây, UNRWA thiết lập 19 trại tị nạn, hơn 90 trường học cũng như cung cấp một số dịch vụ y tế. Họ phân phối thực phẩm cơ bản, các khoản vay, trợ cấp tiền mặt, nơi lưu trú.

Chưa rõ đơn vị nào đủ sức đảm nhiệm loạt trọng trách nêu trên khi UNRWA không thể hoạt động. Trước đây Israel từng kêu gọi giải thể cơ quan này và tăng nhiệm vụ cho Cơ quan Người tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR).

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, lệnh cấm mới nhất có thể để lại “khoảng trống mà Israel phải chịu trách nhiệm lấp đầy. Chính trị gia người Israel gốc Ả Rập Aida Touma-Suleiman chỉ trích: “Hai dự luật xuất phát từ tham vọng tước bỏ tư cách của người tị nạn Palestine của phe cánh hữu”.

Bài liên quan
Ukraine, Israel, và Nga lên tiếng về chiến thắng của ông Trump
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 với tuyên bố chiến thắng của ông Donald Trump đã gây ra nhiều phản ứng đáng chú ý trên toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam – EU ‘Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững’
Ngày 7.11 tại TP.HCM đã diễn ra diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Israel áp lệnh cấm với cơ quan cứu trợ của Liên Hợp Quốc