Đài CNN đưa tin Israel kỳ vọng hệ thống phòng thủ bằng laser Iron Beam có thể đi vào hoạt động sau 1 năm nữa, giúp nước này đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa của Iran cùng lực lượng ủy nhiệm.
Chuyển động

Israel định dùng laser đánh chặn tên lửa

Cẩm Bình 03/11/2024 16:45

Đài CNN đưa tin Israel kỳ vọng hệ thống phòng thủ bằng laser Iron Beam có thể đi vào hoạt động sau 1 năm nữa, giúp nước này đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa của Iran cùng lực lượng ủy nhiệm.

Tuần qua, chính phủ Israel thông báo chi hơn 500 triệu USD cho tập đoàn quốc phòng Rafael mở rộng sản xuất Iron Beam. Hệ thống sử dụng laser công suất cao bắn hạ nhiều loại mục tiêu từ tên lửa, UAV đến đạo pháo, đạn súng cối.

Theo tướng Eyal Zamir: “Iron Beam báo hiệu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới trong tác chiến. Dự kiến hệ thống laser đặt trên đất liền này ​​đi vào hoạt động sau 1 năm nữa”.

screenshot-2024-11-03-153517.png
Hệ thống Iron Beam - Ảnh: Rafael

Israel công bố nguyên mẫu Iron Beam vào năm 2021, kể từ đó họ nỗ lực biến ý tưởng vũ khí laser thành khí tài thực. Giới phân tích đánh giá hệ thống sẽ là một lớp phòng thủ vô cùng hiệu quả mà lại hợp lý về chi phí.

Nhà nước Do Thái chắc chắn cần nâng cao năng lực phòng thủ. Từ khi phát động chiến dịch quân sự tại Dải Gaza đến nay nước này liên tiếp hứng chịu pháo kích hay không kích từ Iran cùng lực lượng ủy nhiệm. Mạng lưới phòng thủ nhiều lớp hiện tại bị áp đảo bởi hàng trăm tên lửa hoặc UAV tấn công cùng lúc.

Khả năng của Iron Beam

Ở phạm vi hàng trăm mét đến vài cây số, laser công suất cao làm nóng phần mục tiêu dễ tổn thương (động cơ hoặc đầu đạn) cho đến khi chúng phát nổ. Phương thức đánh chặn như vậy hoàn toàn khác với cách truyền thống: radar phát hiện mục tiêu, gửi dữ liệu về để tên lửa bắn đi đánh chặn mục tiêu giữa không trung.

So với hệ thống Iron Dome nổi tiếng, Iron Beam rẻ hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Học giả Yehoshua Kalisky (Viện Nghiên cứu an ninh quốc gia Israel) cho biết mỗi tên lửa đánh chặn mà Iron Dome sử dụng trị giá từ 50.000 USD trở lên, mỗi lần đánh chặn bắn 2 quả.

Từ khi giao tranh với nhóm Hezbollah ở Lebanon leo thang, gần như ngày nào Israel cũng phải đánh chặn đạn pháo. Riêng ngày 29.10 có đến 50 quả bắn về phía nước này, có một số vượt qua được mạng lưới phòng thủ.

Rafael tuyên bố Iron Beam gần như không tốn chi phí cho mỗi lần đánh chặn. Cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett năm 2022 nói rằng mỗi lần đánh chặn bằng laser ước tính tốn 2 USD. Học giả Sascha Bruchmann (Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế) đánh giá: “Rõ ràng kinh tế là ưu điểm lớn nhất. Bạn sẽ không làm thâm hụt ngân sách quốc phòng”.

Iron Dome - vốn được thiết kế đối phó đạn pháo và tên lửa - từng để lọt không ít máy bay không người lái. UAV nhỏ, nhẹ và có tín hiệu radar thấp nên dễ trốn tránh tổ hợp radar trên hệ thống phòng thủ thông thường. Hơn nữa chúng lại dễ dàng thay đổi đường bay giữa hành trình.

Theo ông Kalisky, laser bằng phương thức đánh chặn “làm nóng - phá hủy” chống UAV hiệu quả hơn.

Tất nhiên Iron Beam vẫn có khuyến điểm. Laser có thể kém hiệu quả ở điều kiện thời tiết nhiều mây, mưa hoặc sương mù. Ngoài ra hệ thống này cần lượng điện lớn để duy trì hoạt động. Thời gian triển khai cụ thể chưa rõ ràng.

Israel không phải quốc gia duy nhất phát triển vũ khí laser. Hải quân Mỹ vào năm 2022 từng thông báo thử nghiệm thành công hệ thống laser năng lượng cao bắn hạ tên lửa hành trình, nhưng chưa định triển khai. Anh đã thử nghiệm hệ thống năng lượng định hướng laser (LDEW) mang tên DragonFire. Lầu Năm Góc xác định Trung Quốc và Nga đang chế tạo vũ khí laser chống vệ tinh. Thậm chí Iran cũng từng úp mở khả năng sản xuất loại khí tài này.

Bài liên quan
Cuộc không kích của Israel đã khiến Hamas hành quyết con tin
Đài CNN dẫn lời quân đội Israel (IDF) cho biết một cuộc không kích thành phố Khan Younis ở miền Nam Gaza hồi tháng 2 có thể đã dẫn tới việc nhóm Hamas hành quyết 6 con tin.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
7 giờ trước Văn hóa
Ngày 4.12, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Israel định dùng laser đánh chặn tên lửa