Chỉ trong một thời gian ngắn, các “đại gia” ngoại quốc như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan)….đã liên tục bành trướng, mở rộng quy mô và dần chiếm lĩnh “miếng bánh béo bở” là thị trường bán lẻ Việt Nam.

Kế hoạch thâu tóm thị trường bán lẻ VN của 'đại gia ngoại quốc'

Một Thế Giới | 06/10/2015, 10:32

Chỉ trong một thời gian ngắn, các “đại gia” ngoại quốc như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan)….đã liên tục bành trướng, mở rộng quy mô và dần chiếm lĩnh “miếng bánh béo bở” là thị trường bán lẻ Việt Nam.

Aeon tiếp tục mở rộng
Tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản vừa thông báo sẽ khai trương trung tâm mua sắm Aeon Long Biên tại Hà Nội vào ngày 28.10. Đây là trung tâm thứ 3 và là trung tâm đầu tiên tại Hà Nội của nhà bán lẻ Nhật Bản này.
Aeon Long Biên là một trong những tổ hợp thương mại lớn nhất tại thủ đô với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, được triển khai trên mặt bằng 9,6 ha.
Trong khi đó, Trung tâm mua sắm Aeon Bình Tân (quận Bình Tân, TP.HCM) nhiều khả năng sẽ được khai trương sớm hơn kế hoạch ban đầu là tháng 7.2016. Trung tâm này có tổng vốn đầu tư đăng ký 128,5 triệu USD với diện tích xây dựng là 4,6 ha.
Không những vậy, Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon cũng đã đầu tư vốn vào 2 trong số các nhà bán lẻ lớn của Việt Nam nhằm mở rộng thị trường kinh doanh. Cụ thể, Tập đoàn Aeon đã mua 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart. Hiện nay, siêu thị Fivimart đang có 20 cửa hàng tại Hà Nội, còn Citimart có 27 siêu thị tập trung chủ yếu tại TP.HCM.
Ông Yukio Konishi - Chủ tịch Aeon Mall Việt Nam, cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng.
“Bằng chứng là trung tâm Aeon đầu tiên mở vào tháng 1.2014 tại TP HCM thu hút 13 triệu lượt khách mỗi năm. Chúng tôi có thể mở thêm 20 trung tâm mua sắm tại Hà Nội và TP HCM".
Như vậy, đến nay, tập đoàn Aeon (Nhật Bản) đã đầu tư 512 triệu USD vào Việt Nam với 4 trung tâm mua sắm. Trong đó, có 2 trung tâm đã đi vào hoạt động trong năm 2014, đó là Aeon Tân Phú Celadon và Aeon Bình Dương Canary.
Lotte mở rộng mạng lưới
Không riêng gì về Aeon, chỉ sau một thời gian ngắn thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) cũng nhanh chóng mở rộng mạng lưới của mình bằng việc khai trương hàng loạt siêu thị Lotte Mart, Lotte Cinema, Lotteria, Lotte Home Shopping….Thậm chí, còn lấn sân sang thị trường bất động sản và lĩnh vực nông nghiệp.
>> Trung Quốc đả hổ ngành tư pháp: sờ gáy Phó chánh án TAND tối cao
>> Nghệ sĩ hải ngoại đổ xô về Việt Nam vì khó kiếm ăn ở Mỹ?
>> Chủ tịch nước thăng hàm Đại tướng cho 2 tướng quân đội
Trong chiến lược xây dựng thương hiệu tại Việt Nam, lĩnh vực bán lẻ là mảng mà Lotte rất chú trọng đầu tư. Chỉ trong một thời gian ngắn, chuỗi bán lẻ này đang gia tăng quy mô nhanh chóng với hàng loạt các chi nhánh.
Tổng vốn đầu tư cho hệ thống Lotte Mart tại Việt Nam cũng lên đến vài trăm triệu USD. Kế hoạch đến năm 2020, “đại gia” Hàn Quốc này sẽ vận hành 60 siêu thị Lotte Mart tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Lotte cũng khá chú trọng đầu tư vào hệ thống rạp chiếu phim Lotte Cinema. Dự kiến, Lotte Cinema sẽ mở tổng cộng 70 cụm rạp trong 5 năm tới. Chiến lược kinh doanh của tập đoàn này là trung tâm thương mại của Lotte mở đến đâu, rạp chiếu phim sẽ có tới đó.
Không chỉ vậy, Lotte đang thực sự bành trướng với sự gia tăng đến “chóng mặt” của thương hiệu thức ăn nhanh Lotteria.
Tại mỗi ngã tư giao lộ quan trọng ở TP.HCM, Hà Nội hay trong các khu trung tâm thương mại, đâu đâu cũng thấy màu đỏ nổi bật của thương hiệu này. Chiến lược kinh doanh của Lotteria là cạnh tranh đối đầu trực tiếp với KFC, nhằm chiếm danh hiệu quán quân của thị trường thức ăn nhanh.
“Đại gia” Thái thâu tóm, sáp nhập
Các đại gia Thái Lan cũng không bỏ qua “miếng bánh béo bở” này khi liên tục thâu tóm các doanh nghiệp Việt với hàng loạt dự án đầu tư lớn và các thương vụ mua bán, sáp nhập trong thị trường bán lẻ, tiêu dùng.
Power Buy - đơn vị thuộc Tập đoàn Central Group của tỉ phú Thái Lan đã mua lại 49% cổ phần công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT - sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.
Hiện Nguyễn Kim đang có 21 siêu thị điện máy. Và như vậy, với thương vụ mua bán cùng Central Group, Nguyễn Kim được chờ đợi sẽ mở rộng hơn nữa ở thị trường trong nước nhờ vào nguồn lực tài chính lớn mạnh của đại gia Thái. Thông qua Nguyễn Kim , “đại gia” Central Group đã có ngay một thị phần điện máy lớn mà Nguyễn Kim đang chiếm lĩnh để dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam hơn. Đại diện truyền thông của Central Group cho biết, việc mua cổ phần của Nguyễn Kim sẽ giúp công ty mở rộng hệ thống bán lẻ điện máy tại Việt Nam.
Tập đoàn đồ uống ThaiBev của tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (người giàu thứ 3 Thái Lan với tài sản lên tới 11,3 tỉ USD) đã ngỏ ý muốn chi khoảng 40% cổ phần của Sabeco với mức giá được đưa ra là 80.000 đồng/cổ phiếu..Với mức giá này, ThaiBev phải chi gần 1 tỉ USD nếu thương vụ thành công.
Không những vậy, chính tỉ phú này cũng đứng đằng sau thương vụ Tập đoàn Berli Jucker (BJC) đàm phán mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam với giá 879 triệu USD. Tuy nhiên, thương vụ này đã “đổ bể” khi một số cổ đông thiểu số của BJC phủ quyết.
Các nhà bán lẻ Thái Lan cho rằng, thị trường Việt Nam có những nét tương đồng với Thái Lan và dễ xâm nhập.
Trong khi đó, năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được hình thành và Việt Nam tham gia một số hiệp định thương mại tự do. Lúc đó, cánh cửa hội nhập sẽ mở ra, sức ép cạnh tranh hàng hóa với các “đại gia” ngoại sẽ ngày càng lớn.
Phan Diệu
>> Tuyển Iraq bức xúc vì bị câu giờ ở sân bay Nội Bài
>> Đầu đuôi câu chuyện Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kế hoạch thâu tóm thị trường bán lẻ VN của 'đại gia ngoại quốc'