Trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông tại Sochi 2014, hàng chục người đã bị bắt giữ vì bộ luật chống đồng tính của chính phủ Nga. Các nhà hoạt động xã hội hy vọng rằng sự việc này sẽ không còn tiếp diễn trong các kì thế vận hội tiếp theo.

Kêu gọi không tiếp tục tổ chức Olympic ở các quốc gia kì thị đồng tính

Một Thế Giới | 17/04/2014, 16:59

Trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông tại Sochi 2014, hàng chục người đã bị bắt giữ vì bộ luật chống đồng tính của chính phủ Nga. Các nhà hoạt động xã hội hy vọng rằng sự việc này sẽ không còn tiếp diễn trong các kì thế vận hội tiếp theo.

Keu goi khong tiep tuc to chuc Olympic o cac quoc gia ki thi dong tinh
 

Thế vận hội Mùa đông tại Sochi bị dư luận quốc tế lên án vì dự luật chống đồng tính

Hơn 100 nghìn người đã kêu gọi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đảm bảo rằng các kì Thế vận hội kế tiếp sẽ không bao giờ được tổ chức tại những quốc gia chống đối người đồng tính. 
Trong khi IOC đang xem xét liệu rằng các nguyên tắc có thể thay đổi trong tương lai hay không, thì các nhà hoạt động hy vọng rằng việc cấm các quốc gia kì thị người đồng tính đăng cai Olympic sẽ là động thái trừng phạt thích đáng cho hành động vi phạm quyền con người. 
Kỳ Olympic mùa đông vừa qua tại thành phố Sochi đã bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ sau khi chính quyền Nga bắt giữa hàng chục người vì bộ luật chống đồng tính của nước này.
Keu goi khong tiep tuc to chuc Olympic o cac quoc gia ki thi dong tinh
 Một người biểu tình ủng hộ LGBT bị bắt giữ tại Nga
Hơn 74 nghìn thành viên của All Out – một tổ chức bảo về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) toàn cầu – đã ký vào đơn thỉnh nguyện và đệ trình nó lên IOC. Ngoài ra, hơn 40 nghìn người cũng đã tự mình gửi đơn trực tiếp đến Ủy ban. 
Ông Andre Banks, giám đốc điều hành và đồng sáng lập All Out, cho biết: “Không quốc gia nào trên thế giới bảo vệ quyền con người một cách hoàn hảo nhất nhưng một khi đã đăng cai Thế vận hội thì đó phải là quốc gia có tiêu chuẩn cao nhất theo như Hiến chương Olympic. Những nước nào đi ngược lại với nguyên tắc không phân biệt đối xử, thiếu tôn trọng quyền con người bất kể họ có xu hướng tính dục và bản dạng giới thế nào sẽ không xứng đáng được hưởng niềm vinh dự đăng cai Thế vận hội” 
Ủy ban Olympic Quốc tế sẽ họp vào cuối năm nay để thảo luận về vấn đề này. Những nhà hoạt động mong muốn IOC sẽ có hướng đi đúng đắn để tôn trọng điều 6, Hiến chương Olympic: Thể thao không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính trị hay giới tính. 
Khi được hỏi về khả năng điều số 6 trở thành điều kiện tiên quyết cho một thành phố ứng cử đăng cai Thế vận hội, phát ngôn viên của IOC, ông Mark Adams tuyên bố: “Nó có thể thay đổi được không? Dĩ nhiên chúng ta có thể thay đổi được nó” 
Keu goi khong tiep tuc to chuc Olympic o cac quoc gia ki thi dong tinh
 Ông Thomas Bach, chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế 
Sau khi nhậm chức, Chủ tịch IOC, ông Thomas Bach đã bắt đầu Chương trình nghị sự 2020, trong đó xem xét lại toàn bộ cơ cấu tổ chức của Thế vận hội: “Chúng tôi sẽ xem xét tất cả mọi thứ liên quan đến việc hoạt động của Thế vận hội. Điều số 6 không phải là một điều sẽ được xem xét riêng trong tiến trình này, nhưng chúng tôi sẽ quan tâm đặc biệt đến những ý kiến về nó.” 
Nếu Ủy ban Olympic Quốc tế đưa ra quyết định của mình thì nó sẽ không ảnh hưởng đến các kỳ Thế vận hội sắp tới tại Rio De Janeiro (Brazil) 2015, Pyeongchang (Hàn Quốc) 2016 và Tokyo (Nhật Bản) 2020. 
Anh Khang (Theo GayStarNews)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kêu gọi không tiếp tục tổ chức Olympic ở các quốc gia kì thị đồng tính