Hoang sơ và hẻo lánh, hải đăng Mũi Dinh là điểm hấp dẫn với các bạn trẻ thích phiêu lưu khám phá.

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ trên cung đường ven biển Mũi Dinh

thyhang | 24/10/2017, 14:52

Hoang sơ và hẻo lánh, hải đăng Mũi Dinh là điểm hấp dẫn với các bạn trẻ thích phiêu lưu khám phá.

Trong chuyến đi “phượt” khám phá Mũi Dinh để tìm kiếm trải nghiệm mới, nhóm bạn chúng tôi tìm đến công ty du lịch Cửu Lộ(Ixroad Travel), đơn vị này chuyên về tour du lịch mạo hiểm, giúp chúng tôi có thể “phiêu lưu” nhưng không phải lo phương tiện di chuyển, chỗ ăn, ở và được học thêm những kỹ năng sinh tồn do các hướng dẫn viên là các hướng đạo sinh.

Phóng tầm mắt từ đỉnh Mũi Dinh

Hải đăng Mũi Dinh điểm đầu tiên, cấp độ đầu tiên trong 7 cấp độ “Trải nghiệm – Thử thách – Sinh tồn” của Ixroad Travel.

Hẳn ai yêu thích phim ảnh đã coi bộ phim “Một mình trên đảo hoang” với nhân vật chính là Chuck do Tom Hank thủ vai. Vụ nổ máy bay đã khiến anh thành một Robinson Crusoe thời hiện đại. Một mình trên hoang đảo, anh đã phải đấu tranh để sinh tồn và tìm đường trở về đất liền. Chuyến đi của chúng tôi cũng là một hành trình trải nghiệm, tuy ngắn ngủi, chỉ trong 2 ngày nhưng vẫn đầy cảm giác “phiêu lưu” nhưng “có điều kiện”. Vì thế mà chúng tôi không phải lo lắng gì như “Robison” nhưng vẫn học hỏi được các kỹ năng sinh tồn là như thế nào. Thêm nữa, hướng dẫn viên của nhóm cũng là người địa phương nên khá am hiểu và mang đến nhiều thông tin thú vị.

Chúng tôi đã có một chuyến khám phá hải đăng Mũi Dinh thật đáng nhớ. Vừa vượt đồi cát, ra biển và leo đồi dốc để rồi đứng trên ngọn hải đăng lộng gió. Buổi tối, chúng tôi ngủ trong lều giữa hàng bạch dương nghe gió biển đêm thốc từng cơn, ngắm bình minh trên biển...

Ngọn hải đăng Mũi Dinh trên đỉnh núi Mũi Dinh - Ảnh: Kỳ Nam

Cách TP.HCM khoảng 300km và cách Phan Rang hơn 40 km về hướng Nam, hải đăng Mũi Dinh thuộc xã Phước Dinh (Thuận Nam, Ninh Thuận) vẫn còn hoang sơ và vắng vẻ. Theo nhiều tài liệu thì sở dĩ có tên gọi Mũi Dinh vì nó được hình thành từ một doi đất vươn ra biển ở thôn Phước Dinh, hiện tại có một làng chài tên là Sơn Hải, vốn là một làng chài xưa của người Chăm bản địa, đặt theo tên là Sơn – núi, Hải – biển, do xưa kia nơi đây chỉ có núi và biển, mà núi nằm ngay tại bờ biển.

Hải đăng nằm trên đỉnh núi Mũi Dinh, cách mặt nước biển gần 180m. Để đi đến ngọn hải đăng, đoàn chúng tôi phải vượt qua một “tiểu sa mạc” là một trảng cát dài nắng cháy ra phía biển, rồi sau đó leo đoạn dốc núi dài hơn 1km.

Chúng tôi được hướng dẫn cách sử dụng la bàn
Vượt qua một tiểu sa mạc "nóng bỏng"
Là ra đến bờ biển và khu vực nhà dân dưới chân núi. Du khách có thể tắm biển hoặc tiếp tục hành trình leo lên đỉnh Mũi Dinh
Xe địa hình chở khách vượt "sa mạc"

Cũng vì địa hình xa xôi và hẻo lánh nên khu vực này vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ vốn có.

Những ngôi nhà dưới chân núi. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng chăn nuôi dê, làm dịch vụ cho du khách tắm biển hoặc xe ôm, chở khách lên - xuống núi
Từ dốc núi, bạn đã có thể thấy bãi biển hoang sơ

Suốt đoạn đường đi lên đỉnh núi bạn sẽ được khám phá nhiều cảnh đẹp, từ những đụn cát vàng trải dài ra đến biển xanh và con đường lên núi dốc ngoằn nghèo đầy hoa. Thỉ thoảng, chúng tôi bắt gặp chiếc xe địa hình chở du khách đi trên cát, hoặc lúc leo dốc núi có đàn dê núi đi tìm thức ăn hoặc các du khách mới đi tham quan xuống.

Một vài du khách đang vượt dốc khá vất vả - Ảnh: Phú Thọ
Dù là đường lên hay xuống, và ở độ cao nào bạn sẽ được phóng tầm ngắm cảnh đẹp quyến rũ nơi đây.
Thi thoảng, những du khách dừng lại, ngắm cảnh và chụp hình
Đường dốc và trông khá nguy hiểm.
Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp đàn dê núi đang ăn cỏ
Trước biển trời bao la và hoang sơ, cảm xúc thật khó tả

Ngọn hải đăng Mũi Dinh sừng sững, là điểm du lịch thu hút du khách trẻ. Với tầm sáng bán kính khoảng 30 hải lý, ngọn hải đăng Mũi Dinh chỉ hướng đất liền cho tàu thuyền từ Phan Rang cho đến Tuy Phong (Bình Thuận).

Du khách được học cách căng lều và sẽ ngủ đêm ở ngay trên Mũi Dinh - Ảnh: Kỳ Nam
Du khách đang được các hướng đạo sinh hướng dẫn các kỹ năng như tự đánh lửa, lấy nước từ lá cây...
Bữa sáng muộn giữa hàng bạch dương có bánh mì, trứng ốp la, thịt nguội và cả cà phê - Ảnh: Kỳ Nam


Mũi Dinh ban đầu không có tên, mà tên gọi Dinh cũng không phải tên núi, mà là một sự nói trại tên của Mũi Nginh. Theo truyền thuyết dân gian Chăm, họ có một vị thủy tướng rất tài giỏi, tên là Po Riyak. Po Riyak điều khiển rất nhiều tàu chiến của Chăm, và đạt được rất nhiều thành tựu trong suốt cuộc đời. Trong một biến cố, Po Riyak lâm trận và tử nạn. Khi ông mất đi, thân thể Po Riyak chia thành hai phần, một phần chìm xuống biển, hóa thành loài cá lớn, dân gọi là cá Ông (Po Riyak), là loại cá thường cứu giúp tàu ghe khi gặp nạn, phần thứ hai trôi vào bờ. Người dân làng chài Sơn Hải chôn cất và xây đình thờ vị thủy tướng này. Khi có biến cố cá ông chết trôi dạt vào bờ, thì người dân làng chài tỏ lòng biết ơn cá ông đã cứu giúp thuyền ghe bằng cách làm sạch sẽ bộ xương cá ông, rồi đem đi chôn cất hoặc đem thờ.
Hiện tại ở Việt Nam có trưng bày một bộ xương cá ông ở Dinh Vạn Thủy Tú tại Phan Thiết, và một bộ nữa được thờ tại nhà thờ gần đình Thắng Tam – Vũng Tàu. Ngư dân Chăm tổ chức các lễ hội Nghinh Ông hàng năm để tưởng nhớ công đức của Po Riyak nói riêng, cũng như tỏ lòng biết ơn cá ông đã cứu giúp họ trong những cơn bão tố.

Nhật Hạ - Ảnh: Nguyễn Hằng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khám phá vẻ đẹp hoang sơ trên cung đường ven biển Mũi Dinh