Theo quy hoạch, năm 2030, tương đương giai đoạn 2 của CHK quốc tế Long Thành công suất 50 triệu khách/năm, xây dựng đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành.

Khi nào cần xây dựng tuyến đường sắt Long Thành - Thủ Thiêm?

| 24/09/2022, 18:26

Theo quy hoạch, năm 2030, tương đương giai đoạn 2 của CHK quốc tế Long Thành công suất 50 triệu khách/năm, xây dựng đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành.

duong-sat.jpg

Dự án sân bay Long Thành đang được khẩn trương xúc tiến để đưa vào hoạt động từ 2025. Có điều là hiện sân bay Long Thành mới chỉ kết nối đến các khu vực khác duy nhất theo một phương thức là đường bộ, chưa có kết nối đường sắt.

Trên báo Giao thông, ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho biết, đây là điều bất cập dẫn đến áp lực cho đường bộ mà nhiều đoạn tuyến đã mãn tải, đặc biệt tình trạng ùn tắc xảy ra thường xuyên trên tuyến QL1.

Ông Mười nêu ví dụ cụ thể lưu lượng tại Bến Lức (Long An) đạt 45.554 PCU/ngày đêm (PCU là phương tiện quy đổi lấy xe 5 chỗ ngồi làm chuẩn) tại Xuân Lộc - Đồng Nai, đạt 43.215 PCU/ngày đêm; tại Tân Phú - Đồng Nai đạt 27.591 PCU/ngày đêm); QL51 (lưu lượng đoạn Long Phước - Long Thành đạt 71.035 PCU/ngày đêm.

Thực tế, ùn tắc thường xuyên xảy ra trên đoạn Long Phước - Long Thành, nút giao QL51 với ĐT25B - ra vào Khu công nghiệp Nhơn Trạch); cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao QL51 đến đầu tuyến lưu lượng xe rất lớn đã mãn tải - trung bình 85.982 PCU/ngày đêm, thường xuyên ùn tắc giao thông tại các nút giao thông An Phú, nút giao với QL51 và tại các trạm thu phí).

Tình trạng ùn tắc cũng phổ biến tại các tuyến đường đô thị khu vực Tân Sơn Nhất; cao tốc TP.HCM - Trung Lương, các đoạn tuyến QL22, QL13; Hướng kết nối qua phà Cát Lái không thuận tiện, thời gian di chuyển lâu, đường Nguyễn Thị Định lưu lượng giao thông lớn, ùn tắc thường xuyên xảy ra.

Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt thì sẽ chưa có đường sắt phục vụ kết nối Long Thành. Theo quy hoạch về phân bổ vận tải, giai đoạn trước 2030, 100% tổng nhu cầu đi và đến cảng hàng không sẽ do đường bộ đảm nhận. Đến năm 2030, đường sắt đảm nhận vận chuyển khoảng 9,1%, đến năm 2040 khoảng 11,9% và đến năm 2050 đảm nhận khoảng 17,6%.

Còn về quy hoạch xây dựng thì đến năm 2030, tương đương giai đoạn 2 của CHK quốc tế Long Thành công suất 50 triệu khách/năm, xây dựng đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành. Đồng thời, ông Mười cho rằng cần nghiên cứu phương án triển khai dự án đầu tư xây dựng đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành để hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ với giai đoạn 2 của CHK quốc tế Long Thành.

Đến năm 2040, tương đương khi công suất của CHK quốc tế Long Thành đạt 75 triệu khách/năm, cần đầu tư đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Nha Trang.

Khó nhất hiện nay là tuyến đường sắt nhẹ Long Thành - Thủ Thiêm. Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục kêu gọi xã hội hóa. Tuy nhiên cũng đã có một số nhà đầu tư quan tâm.

Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi nào cần xây dựng tuyến đường sắt Long Thành - Thủ Thiêm?