Việc các cơ sở kinh doanh được phép phục vụ khách ăn uống tại chỗ là mong muốn của rất nhiều người dân TP.HCM. Đây cũng là bước tiến để đưa TP trở về trạng thái “bình thường mới”.

Khi nào TP.HCM cho phép các cơ sở kinh doanh phục vụ khách ăn uống tại chỗ?

Hồ Quang | 21/10/2021, 17:49

Việc các cơ sở kinh doanh được phép phục vụ khách ăn uống tại chỗ là mong muốn của rất nhiều người dân TP.HCM. Đây cũng là bước tiến để đưa TP trở về trạng thái “bình thường mới”.

Chiều 21.10, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM đã họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP. Ông Phan Nguyễn Như Khuê – Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và ông Phạm Đức Hải – Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM chủ trì buổi họp báo; tham dự còn có lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

khi-nao-tphcm-cho-phep-cac-coo-kinh-doanh-phuc-vu-khach-tai-cho-hinh-anh(1).png
Khách được phục vụ tại chỗ là mong muốn của rất nhiều người dân TP.HCM hiện nay - Ảnh: PV 

Đề cập đến một trong những vấn đề mà người dân quan tâm lúc này là khi nào TP.HCM cho phép các cơ sở kinh doanh được phục vụ khách ăn uống tại chỗ, ông Huỳnh Lê Minh Tú – Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết TP vẫn đang cân nhắc, đánh giá tình hình dịch bệnh để đưa ra quyết định cuối cùng.

Theo ông Tú, hiện Sở Công thương đã trình xin ý kiến của UBND TP.HCM về việc cho phép các cơ sở kinh doanh được được phép phục vụ khách ăn uống tại chỗ. Tuy nhiên, TP đang đề nghị các cơ quan, nhất là ngành y tế đánh giá về vấn đề này. Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc tổ chức kinh doanh buôn bán sẽ được thực hiện như thế nào. Ngoài ra, Hiệp hội ẩm thực Việt Nam cũng có văn bản đề nghị UBND TP về vấn đề cho phép các cơ sở kinh doanh phục vụ khách ăn uống tại chỗ.

Đối với Quyết định 3589 của UBND TP.HCM về bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại trên địa bàn TP, ông Tú cho biết, sở dĩ TP phải ban hành quyết định này để thay thế cho Quyết định 3328 là để phù hợp với Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 4800. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất căn cứ theo Bộ tiêu chí tại Quyết định 3589 để xem xét, xây dựng phòng chống dịch để đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Về tình hình kinh doanh hàng hóa, ông Tú cho biết, tính từ sáng 20.10 đến sáng 21.10 tổng lượng hàng đưa về cung ứng, tiêu thụ trên địa bàn TP là 5.900 tấn, tăng 2% so với ngày hôm trước, đặc biệt phần cung ứng về các điểm tập kết trung chuyển tại 3 chợ đầu mối (Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn) tăng lên mỗi ngày. Nếu như trước thời điểm nới lỏng giãn cách (trước ngày 1.10), mỗi ngày chỉ có khoảng 1.000 tấn giờ thì hiện nay đã lên 1.800 tấn.

Riêng việc mở lại các chợ truyền thống, tính đến ngày 21.10, TP đã mở 96/ 234 chợ truyền thống. Dự kiến từ nay đến ngày 25.10 sẽ có thêm 16 chợ truyền thống nữa được mở lại.

Đến thời điểm này vẫn còn 4 quận, huyện chưa mở được chợ truyền thống nào. Tuy nhiên, qua buổi làm việc với các quận, huyện và TP.Thủ Đức, Chủ tịch UBND TP đã nhắc nhở các quận, huyện xem xét các tình trạng an toàn phòng, chống dịch để sớm mở lại các chợ truyền thống.

“Không phải 4 quận huyện này không chịu mở lại chợ truyền thống mà các địa phương này cần đánh giá về đảm bảo an toàn để từng bước mở lại chợ truyền thống, chứ không phải mở lại ồ ạt. Lãnh đạo TP cũng đã nhắc các quận huyện chưa mở chợ truyền thống tuyệt đối không để các chợ, khu vực bán tự phát hoạt động”, ông Tú nói.

Trong khi đó, theo Ban chỉ đạo phòng dịch COVID-19 TP.HCM, tính đến 18 giờ ngày 20.10, TP có 421.491 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố, bao gồm 420.992 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 499 trường hợp nhập cảnh.

Trong ngày 20.10, TP có 748 bệnh nhân nhập viện, 630 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số xuất viện từ đầu năm 2012 đến nay là 244.031 người. Đặc biệt số bệnh nhân COVID-19 điều trị, bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong liên tục giảm trong các ngày gần đây.

Hiện TP đang điều trị 11.516 bệnh nhân, trong đó có 830 trẻ em dưới 16 tuổi, 333 bệnh nhân nặng đang thở máy, 13 bệnh nhân can thiệp ECMO (máy tim phổi nhân tạo).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi nào TP.HCM cho phép các cơ sở kinh doanh phục vụ khách ăn uống tại chỗ?