Vào ngày 9.7 vừa qua, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) vừa công bố danh sách Di sản thế giới mới năm 2017. Trong đó, trường hợp hòn đảo "cấm phụ nữ" tại Nhật Bản được quan tâm khá nhiều.

Khi UNESCO bảo vệ những di sản kì lạ như... đảo cấm phụ nữ

bai cao | 13/07/2017, 12:57

Vào ngày 9.7 vừa qua, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) vừa công bố danh sách Di sản thế giới mới năm 2017. Trong đó, trường hợp hòn đảo "cấm phụ nữ" tại Nhật Bản được quan tâm khá nhiều.

Tuy nhiên, hòn đảo dành riêng cho đàn ông này chỉ là một trong rất nhiều Di sản văn hóa kỳlạ mà UNESCO công nhận và nỗ lực bảo vệ.
Hòn đảo cấm phụ nữ
Dù là đảo chỉ dành cho nam giới, bản thân Okinoshimalại là nơi thờ nữ thần biển cả. Nằm trong hệ thống tín ngưỡng Shinto, ngôi đền trên đảo được các ngư dân Nhật Bản thờ cúng từ thế kỷ IV. Hàng chục ngàn hiện vật tới từ khắp nơi trên thế giới đang được lưu giữ tại đây qua nhiều thế kỷ là bằng chứng về di sản phong phú của đảo.
Chú thích ảnh
Chỉ có đàn ông mới được lên đảo Okinoshima sau khi thực hiện nghi lễ tẩy uế
Vì những lý do cổ xưa, phụ nữ không được phép đặt chân lên đảo. Ngoài ra, trên đảo cấm ăn thịt động vật bốn chân và cấm bất cứ ai rời đảo khi chưa được sự cho phép của thầy tế. Mỗi năm cũng chỉ có 200 người đàn ông được thăm đảo, vào ngày 27/5 để tổ chức một lễ hội lớn, sau khi trải qua nghi lễ tẩy uế bao gồm tắm truồng. Chuyến đi cũng phải được giữ bí mật và không ai được phép mang gì khỏi đảo, dù là một ngọn cỏ.
Hiện, cũng chưa ai rõ lý do vì sao tục cấm phụ nữ lên đảo hình thành. Có khả năng điều này bắt nguồn từ việc tín ngưỡng Shinto cho rằng kinh nguyệt là điều ô uế. Hoặc, cũng có thể do đây là vùng nước nguy hiểm, không phù hợp với những người liễu yếu đào tơ.
Nhà máy đóng gói thịt
Có vẻ lạ lùng khi một nhà máy đóng gói thịt lại được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO. Nhưng đó là chuyện của nhà máy Anglo tại Uruguay
Anglo được thành lập vào năm 1859 bởi công ty thịt Liebig’s Extract của Đức. Sau đó, nó được đổi tên thành Anglo khi một công ty Anh mua lại năm 1924. Nó có hơn 200 sản phẩm, là đơn vị cung cấp thịt cho binh lính Thế chiến I và II.
Chú thích ảnh
Nhà máy đóng thịt Anglo từng là "anh nuôi" của nhiều binh lính trong Thế chiến I và II.
Các hộp thịt có hình dáng đặc trưng của Anglo nổi tiếng toàn thế giới như biểu tượng của hai cuộc chiến tranh, xuất hiện trong nhiều bộ phim. Có thời điểm cần tới 5.000 công nhân để chế biến khoảng 400 con bò trong một giờ và 2.000 con cừu trong một ngày. Nhà máy cũng từng cho mỗi công nhân mang hơn 2kg thịt về nhà mỗi ngày.
Thị trấn Fray Bentos của Uruguay, nơi đặt nhà máy, được gọi là “Nhà bếp vĩ đại của thế giới”. Trong Thế chiến I, người lính sẽ nói “Fray Bentos” tức là họ đang nói về thứ gì rất tốt, giống như ngày nay mọi người nói “OK”.Sản phẩm của Anglo không chỉ lấp đầy dạ dày người châu Âu mà còn ăn sâu vào trái tim và khối óc của họ.
Nhà máy cuối cùng đóng cửa vào năm 1979 sau khi châu Âu và Mỹ cắt giảm lượng hàng hóa mua từ các nước Mỹ Latin.
Những ngôi nhà "không ai hiểu" của Antoni Gaudi
Khi kiến trúc sư vĩ đại người Tây Ban Nha Antoni Gaudi qua đời năm 1926, nhà thờ Sagrada Familia mới hoàn thành được 25%. Tới nay, gần một thế kỷ trôi qua, nhà thờ vẫn dang dở do thiết kế của Gaudi quá kì lạ đến mức không ai có thể hiểu và hoàn thiện.
Chú thích ảnh
Nhà thờ Sagrada Familia dở dang cả thế kỷ nay vì không ai hiểu nổi ý tưởng của Antoni Gaudi
Trước đó, Gaudi đã nổi danh với những công trình mang tính bước ngoặt trong nền kiến trúc thế giới theo phong cách dị lạ. Các công trình của ông chủ yếu đặt tại Barcelona, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Ông còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ siêu thực.
Năm 2011, nhân kỷ niệm ngày sinh Gaudi, UNESCO đã công nhận 7 tác phẩm kiến trúc của ông là di sản văn hóa thế giới, gồm: công viên Parc Guell, “ngôi nhà của những khúc xương” Casa Batllo, tòa nhà “xù xì” Casa Mila, tòa nhà Casa Vincens, cung điện Palacio Suell, nhà thờ “nghiêng ngả” Colonia Guell và nhà thờ dang dở Sagrada Familia.
Bến tàu buôn nô lệ
Một bến tàu ở Rio de Janeiro, nơi buôn bán hàng triệu nô lệ, cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Bến tàu Valongạ hoạt động từ thế kỷ III và trở thành nơi cập bến lớn nhất của các tàu buôn nô lệ châu Phi. Sau hành trình dài vượt Đại Tây Dương, những nô lệ này sẽ bị giữ lại ở đây để phục hồi sức khỏe và vỗ béo để có thể bán được giá cao trên thị trường. Những người ốm yếu, qua đời bị chôn ở nghĩa trang gần đó.
Chú thích ảnh
Bến tàu buôn nô lệ Valonga của Brazil vừa trở thành di sản thế giới
Rất nhiều người Brazil không ý thức được tầm quan trọng của khu vực này cho tới vài năm trước. Một phần của bến cảng mới tìm thấy năm 2011 khi một cặp vợ chồng sửa sang nhà và phát hiện khu mộ tập thể khổng lồ bên dưới. Cho tới gần đây, bến cảnh vẫn bị chôn vùi dưới quảng trường, đường phố và bãi đỗ xe.
Theo UNESCO, bến tàu Valonga cần có một vị trí lịch sử giống như Hiroshima và Auschwitz “để giúp chúng ta nhớ về một phần lịch sử nhân loại không thể quên”.
         
   
Tính tới tháng 7 này, UNESCO đã công nhận 1073 Di sản Thế giới; trong đó có 832 Di sản Văn hóa, 206 Di sản Thiên nhiên và 35 Di sản Hỗn hợp. Các di sản này trải rộng trên 167 quốc gia, trong đó nhiều nhất là Italy (53 di sản),tiếp theo là Trung Quốc (52), Tây Ban Nha (46), Pháp (43), Đức (42), Ấn Độ (36), Mexico (34) ...
   
Giả Bình/TTVH(Tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi UNESCO bảo vệ những di sản kì lạ như... đảo cấm phụ nữ