Vào thời điểm này, người dân 2 huyện Chợ Mới, Thoại Sơn tỉnh An Giang sống bằng nghề làm khô đang tất bật sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2024.
Thị trường và chính sách

Khô cá lóc An Giang vào vụ tết

Tô Văn 03/01/2024 15:10

Vào thời điểm này, người dân 2 huyện Chợ Mới, Thoại Sơn tỉnh An Giang sống bằng nghề làm khô đang tất bật sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2024.

Ghi nhận của phóng viên Một Thế Giới, sáng 3.1, tại các huyện Chợ Mới, Thoại Sơn bắt đầu nhộn nhịp, tất bật với nghề làm khô. Các công đoạn xẻ, ướp, phơi nắng, đóng gói đều được các hộ làm khô thực hiện đúng quy trình về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tại cơ sở khô cá lóc Bé Năm, không khí sản xuất rất nhộn nhịp. Theo chủ cơ sở, để kịp cung ứng khô thành phẩm cho các siêu thị, đại lý cũng như khách hàng, cơ sở đang tăng nhịp độ sản xuất.

Do đang vào vụ tết, số lượng hàng đặt tăng gấp nhiều lần so với bình thường nên cơ sở đẩy mạnh hoạt động tăng 3 lần so với ngày thường, chủ yếu là khô cá lóc, cá sặc. Giá bán khô cá lóc từ 180.000 - 220.000 đồng/kg, riêng khô cá sặc, cá tra, cá chạch giá từ 200.000 - 600.000 đồng/kg (tùy loại).

kho-ca-loc.jpg
Các huyện Chợ Mới, Thoại Sơn (tỉnh An Giang) đang nhộn nhịp, tất bật với nghề làm khô - Ảnh: Tô Văn

Bà Nguyễn Thị Năm (người đã gắn bó với nghề làm khô hơn 20 năm tại huyện Chợ Mới) cho biết nghề làm khô của gia đình diễn ra quanh năm nhưng sôi động nhất là dịp tết.

“Nếu như bình thường, mỗi ngày chỗ tôi chỉ chế biến từ 100 - 150kg cá để làm khô thì dịp tết số lượng tăng lên gấp đôi. Để phục vụ thị trường tết năm nay, tôi sản xuất ra nhiều loại khô như khô cá lóc, chạch, sặc”, bà Năm vui vẻ cho biết.

Bà Năm kể cứ 4kg cá lóc, sặc sẽ ra được 1kg khô thành phẩm, còn cá chạch phải từ 5 - 6kg cá tươi mới được 1kg khô.

“Giá bán các loại khô ở thời điểm hiện tại từ 220.000 đến 450.000 đồng/kg tùy loại, vào cao điểm tết giá vẫn ổn định”, bà Năm nói.

2thoai-son.jpg
Các công đoạn làm khô như xẻ, ướp, phơi nắng, đóng gói đều được các hộ làm khô thực hiện đúng quy trình - Ảnh: Tô Văn
tham-chi-ho-xach-xe-ban-dao-kho-ca.-nhieu-sap-xe-luu-dong-ban-duoc-rat-dat-hang.jpg
Khô cá là thứ đặc sản An Giang, được nhiều người ưa thích - Ảnh: Tô Văn

Việc đẩy mạnh sản xuất khô của các cơ sở cũng tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, nhất là phụ nữ, đam lại thu nhập trên 150.000 đồng/ngày/người từ khâu làm cá.

Chị Kim Loan (người làm công cho 1 hộ làm khô cá lóc ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) cho biết nếu ngày thường thì thu nhập làm công của chị chỉ khoảng 150.000 đồng/ngày, nhưng “tính từ thời điểm này cho đến Tết, lượng khô tăng lên, làm nhiều nên thu nhập của tôi và mọi người cũng tăng, mỗi ngày được 300.000 đồng, nhờ đó mà gia đình tôi cũng có thêm tiền bạc mua sắm đón tết”.

Tính riêng tại huyện Thoại Sơn, hàng chục hộ nuôi cá lóc, cá chạch và chế biến khô cung cấp ra thị trường khoảng 4 - 5 tấn/ngày. Địa phương này còn có nhiều cơ sở chế biến và bán cá khô các loại.

Theo tìm hiểu của phóng viên Một Thế Giới, mỗi cơ sở chế biến khô thu hút từ 10 - 15 lao động làm việc ngày-đêm. Trung bình mỗi ngày một cơ sở làm ra 50 - 70kg khô cá lóc thành phẩm các loại để đưa ra thị trường trong và ngoài huyện. Lúc cao điểm, mỗi cơ sở bán được cả trăm ký khô cá lóc các loại; giá bán dao động từ 220.000 đồng/kg.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khô cá lóc An Giang vào vụ tết