Theo dự báo, lượng gạo xuất khẩu quý 2 của Việt Nam sẽ giảm do những yếu tố về hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp, ở đó thực sự vẫn đang tồn tại nhiều khó khăn "bủa vây".

Khó khăn ‘đeo bám’ doanh nghiệp khiến triển vọng xuất khẩu gạo u ám

tuyetnhung | 30/05/2016, 20:04

Theo dự báo, lượng gạo xuất khẩu quý 2 của Việt Nam sẽ giảm do những yếu tố về hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp, ở đó thực sự vẫn đang tồn tại nhiều khó khăn "bủa vây".

Trong tháng 4 vừa qua, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Namchỉ đạt trên 453.000 tấn, trị giá FOB gần 212 triệu USD, giảm 20,5% về lượng và 7,5% về trị giá FOB so với tháng 3.2016. So với cùng kỳ năm 2015, số lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4 cũng giảm trên 30% và trị giá FOB giảm 21,33%.

Mặc dù trong tháng 4.2016, các Thị trường khác có giá trị tăng mạnh là Gana (12,87%), Đài Loan (64,29%), Bờ Biển Ngà (65,83%) và Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (10,59%), nhưng giá trị gạo xuất khẩu sang một số thị trường chínhlại giảm mạnh như: Philippines (giảm 46,6%), Malaysia (giảm 36,57%) và Singapore (giảm 31,12%).

Trong khi đó, khối lượng gạo xuất khẩutháng 5 đạt 345.000 tấn. Tính chung5 tháng đầu năm 2016, khối lượng xuất khẩu gạo ước đạt 2,35 triệu tấn với trị giá là 1,06 triệu USD, giảm 2,1% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Được biết, trong quý 2 này, số hợp đồng xuất khẩu gạo cũ đã hết và số hợp đồng đăng ký mới không nhiều, dự kiến sẽkhiến tổng lượng xuất khẩu gạo quý 2 của Việt Nam giảm.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang“than” rằng, họ đang phải vật lộn với nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục xuất khẩu khi thực thi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Được biết,Nghị định 109 được ban hành nhằm phát triển ngành xuất khẩu gạo Việt Nam ổn định, tránh tình trạng tranh mua tranh bán, nâng cao độ đồng đều hạt gạo Việt Nam.

Tuy nhiên, việc ban hành Nghị định này vẫn tồn tại những vấn đề bất cập với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi lẽ, dù các doanh nghiệp này đang sản xuất ra những loại gạo chất lượng cao, có giá trị cao, nhưng theo quy định của Nghị định thì họ không đủ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng để nhận được giấy phép xuất khẩu. Vì vậy, để đượcxuất khẩu thì họ phải thông qua một đơn vị trung gian khác, và việc thông qua này, chắc chắn sẽ phải mất những chi phí lót tay.

Đứng trên phương diện là một doanh nghiệp phát biểu tạihội thảo “Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016”,bà Nguyễn Phương Dung, Giám đốc Công ty Thành Phương, cho hay, để xin được giấy phép xuất khẩu gạo thì doanh nghiệp đó phải trả chi phí 1 USD/tấn, ngoài ra còn chưa kể các chí phí bôi trơn, lót tay khác.

Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp đã tỏ ra rất bất bình và cho rằng, đây là sân chơi không bình đẳng mà là một rào cản đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ.

“Doanh nghiệp có thể phải đăng ký chứ không phải là đi xin giấy phép, điều này vô hình chung đãlàm tăng thêm chi phí của doanh nghiệp”, bà Dung nói.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cũng nhận định rằng, chi phí gia nhập thị trường lớn đã đẩy doanh nghiệp vào thế kém cạnh tranh, hạn chế sự sáng tạo cũng như khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Trước thực trạng này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã dự báo xuất khẩu của Việt Nam trong quý 2 chỉ đạt 1,5 triệu tấn, thấp hơn kế hoạch tháng trước là 100.000 tấn.

Bên cạnh đó, VFA cũng nhận định,sắp tới, giá gạo sẽ tăng nếu xuất hiện nhu cầu mới, rủi ro cao, tồn kho giảm và ảnh hưởng của hạn hán vẫn còn tác động đến sản lượng các nước nhập và xuất khẩu chính...

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khó khăn ‘đeo bám’ doanh nghiệp khiến triển vọng xuất khẩu gạo u ám