Thông tin trên được Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM (Sở Y tế TP.HCM) hôm nay 13.1 đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố trong năm 2015.

Khó quản lý cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố mất vệ sinh

Một Thế Giới | 13/01/2016, 19:04

Thông tin trên được Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM (Sở Y tế TP.HCM) hôm nay 13.1 đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố trong năm 2015.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chi cục phó Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện nay TP.HCM vẫn chưa kiểm soát được một lượng lớn nông sản, thực phẩm; thực phẩm có hàm lượng phụ gia vượt mức cho phép... Do đó, mặc dù các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố đã đăng ký và được kiểm tra thường xuyên nhưng vẫn còn không ít cơ sở không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. 
“Hiện nay TP.HCM có khoảng 20.000 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố được đăng ký, trong đó có 7% cơ sở chưa đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, TP còn khoảng 1.400 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố mất vệ sinh. Điều này là do cả những yếu tố chủ quan lẫn khách quan như: môi trường ô nhiễm; người bán thức ăn đường phố đặt nơi bán gần cống rãnh, thùng rác lề đường; thực phẩm không được che đậy kỹ lưỡng…”, bà Mai cho biết.
 Bà Mai cho rằng việc quản lý những cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố hiện nay rất khó. Phần lớn những người kinh doanh thức ăn đường phố buôn bán theo kiểu “tập đoàn”, một địa điểm thường tập trung rất nhiều cơ sở bán đủ loại thức ăn nên công tác kiểm tra, quản lý không đạt hiệu quả như mong muốn. 
Bà Mai cũng thừa nhận một thực tế, lực lượng cán bộ làm công tác quản lý ở địa phương đều kiêm nhiệm chưa có chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra, đo lường chất lượng thức ăn. Kiểm tra thức ăn đường phố phần lớn chỉ thông qua mắt thường. Trong khi đó, thức ăn đường phố đang trở thành địa chỉ ưa thích của nhiều người, đặc biệt là giới công nhân lao động, học sinh, sinh viên bởi thức ăn đường phố khá phong phú, nhiều loại thức ăn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhất là giá bán rẻ. Điều này đòi hỏi những người làm công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm phải nâng cao trách nhiệm, nếu thức ăn đường phố không được quản lý một cách căn cơ, bài bản thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ gia tăng, đe dọa đến sức khỏe của người dân. 
 Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khó quản lý cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố mất vệ sinh