Vừa kết thúc buổi họp, chị Ngô Kim Bích, ngụ tại Bình Thạnh, TP.  HCM bỗng dưng thấy khó thở, xây xẩm. Hiện tượng này thường xuyên xuất hiện kể từ ngày mang thai. Mỗi khi đi lại chưa đầy 5 phút là chị lại đứng thở rất mệt nhọc, ngồi lâu cũng khó thở và chỉ thở được bằng miệng. 

Khó thở, hụt hơi khi mang thai

16/10/2014, 11:06

Vừa kết thúc buổi họp, chị Ngô Kim Bích, ngụ tại Bình Thạnh, TP.  HCM bỗng dưng thấy khó thở, xây xẩm. Hiện tượng này thường xuyên xuất hiện kể từ ngày mang thai. Mỗi khi đi lại chưa đầy 5 phút là chị lại đứng thở rất mệt nhọc, ngồi lâu cũng khó thở và chỉ thở được bằng miệng. 

Theo các bác sĩ sản khoa, tình trạng khó thở, hụt hơi khi mang thai như chị Bích là rất phổ biến. Các bác sĩ sản khoa sẽ tư vấn bạn nguyên nhân của tình trạng này và giải pháp khắc phục.
Sự thay đổi nội tiết tố
Cứ khoảng 3 trong 4 người phụ nữ mang thai đã than phiền mình hay bị khó thở, hụt hơi. Tình trạng này có thể xuất hiện nay từ lúc bạn có thai. Đó là do trong giai đoạn đầu khi mang thai, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ có tên là progesterone bắt đầu gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này hoàn toàn bình thường không gây nguy hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi nhưng nó có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Nó khiến cho bạn trở nên khó khăn hơn để có được một hơi thở sâu. Bạn sẽ cảm thấy mình như đang phải nỗ lực rất nhiều để có thể đưa không khí vào được đến phổi.
Kho tho, hut hoi khi mang thai
Vòng bụng lớn dần cũng khiến bạn hay khó thở

Vòng bụng phát triển và tử cung lớn dần

Tử cung của bạn sẽ dần lớn hơn trong thời gian mang thai để thích nghi được với chi phát triển của em bé. Khi tử cung càng phát triển lớn lên, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của bạn. Cơ hoành là một cơ quan trong cơ thể bạn có hoạt động kết hợp với phổi của bạn để giúp đưa không khó vào phổi. Nhưng khi bị tử cung chèn ép như vậy cơ hoành của bạn khả năng mở rộng sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe đạp mạnh khiến cho tử cung ép chặc lấy cơ hoành khiến cho thai phụ bị ngất do không không khí thoáng không vào phổi được.

Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu

Tình trạng thiếu máu thường xảy ra với các chị em trong quá trình mang thai. Thiếu máu có thể xảy ra do thiếu sắt gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng khiến cho bạn cảm thấy khó thở. Các triệu chứng của thiếu máu: cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, móng tay bị giòn. Khi phát hiện những triệu chứng này bạn nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, cũng như bổ sung thêm viên sắt để phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra cho quá trình mang thai của bạn.

Giảm áp lực cho cơ hoành

Để bảo vệ an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bạn nên chú ý nhiều hơn trong sinh hoạt thường nhật của mình. Tránh không nên mang vác nặng để cơ thể bạn không phải gắng sức để thực hiện, bạn sẽ thở được tốt hơn. Bạn nên nhờ chồng hoặc người thân của mình giúp đỡ khi cần phải kiêng vác nặng, không nên tự ý làm một mình. Vào ba tháng cuối của thai kỳ, bạn nên chọn một chiếc ghế dựa thật thoải mái để ngồi nghĩ ngơi và duy trì tư thế của bạn. Khi nằm có thể khiến cho bạn cảm thấy khó thở hơn rất nhiều. Vì em bé có thể chèn ép cơ hoành nhiều hơn vào giai đoạn này. Chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây áp lực lên cơ hoành và cản trở hệ hô hấp của bạn. Vào ban đêm khi ngủ, bạn nên nâng cao đầu để mở đường thông thoáng cho đường hô hấp, chúng sẽ giúp bạn thở nhẹ nhàng hơn. Có nhiều trường hợp họ cần kê đến 2 chiếc gối để ngủ vào ban đêm để không phải ngủ ngồi.

Cách khắc phục

Trong suốt quá trình mang thai của bạn, cảm giác khó thở này sẽ luôn đồng hành, nhưng nó hoàn toàn không gây nguy hiểm cho bạn và em bé. Có thể nói khó thở là một phần của thai kỳ và rất ít người tránh được nó. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục như sau: không nên làm việc vội vàng, để giảm sự căng thẳng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cố gắng ngồi thẳng và đẩy vai của mình về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi nhiều hơn. Khi ngồi ở vị trí này sẽ giúp phổi của bạn mở rộng và giảm đi áp lực cho cơ hoành. Những khó chịu này sẽ hết và bạn sẽ trở lại bình thường sau khi sinh xong.

Khi nào cần đến bệnh viện

Khi phát hiện khó thở đi kèm với da chân chuyển sang màu đỏ hoặc sưng to có thể là một trường hợp nguy hiểm đối với sản phụ. Nếu điều này xảy ra, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình để được chăm sóc, điều trị ngay lập tức. Khó thở đi kèm với sốt hoặc đờm xanh lá cây và màu vàng cũng cần phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để điều sớm nhất.

Hải Nam

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trong 3 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành, địa phương đã giải ngân vốn đầu tư công được hơn 80.000 tỉ đồng và đạt tỷ lệ hơn 13,7%, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% trong năm 2024 vẫn là một thách thức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khó thở, hụt hơi khi mang thai