Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình chia sẻ việc dư luận bức xúc chuyện oan sai do cán bộ nhà nước gây ra nhưng lại lấy tiền thuế của dân để đền bù. Ông nói: "Thế giới người ta không làm như vậy".

Không lấy tiền thuế của dân bồi thường oan sai

Theo Tuổi trẻ | 27/10/2016, 18:40

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình chia sẻ việc dư luận bức xúc chuyện oan sai do cán bộ nhà nước gây ra nhưng lại lấy tiền thuế của dân để đền bù. Ông nói: "Thế giới người ta không làm như vậy".

Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã dành khá nhiều thời gian để phát biểu về dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội chiều 27.10.

Giải quyết bồi thường hết sức khó khăn

Khẳng định quan điểm khi người thực thi công vụ gây ra thiệt hại cho dân thì Nhà nước phải bồi thường, nhưng Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết trong thực tế thực hiện rất khó, gặp nhiều vướng mắc.

Lâu nay bồi thường chủ yếu trong lĩnh vực hình sự, bây giờ quy định cả lĩnh vực hành chính thì càng khó khăn hơn. “Ví dụ chứng minh một quyết định thu hồi đất của ông chủ tịch huyện, chủ tịch xã gây ra thiệt hại cũng không hề đơn giản” - ông Bình nói.

“Vừa qua thực hiện bồi thường các vụ án oan, tôi thấy chúng ta làm kiểu gì cũng bị phản ứng. Bộ Tài chính yêu cầu phải có đủ giấy tờ, xác nhận, chứng từ…, nhưng người được bồi thường không có bao nhiêu cả. Ví dụ như vụ ông Nén ở Bình Thuận hiện nay, nếu theo đúng quy định thì ông Nén không có bao nhiêu giấy tờ chứng minh, dư luận sẽ phản ứng là mười mấy năm đi tù sao bồi thường có thế?.

Nhưng nếu vận dụng pháp luật, đưa ra một số nào đó thì có dư luận sẽ nói rằng sao Nhà nước mất nhiều tiền thế? Hơn nữa, có nhiều khoản không thể chứng cứ hóa được, thiệt hại về danh dự, tinh thần thì không thể định lượng” - ông phân tích.

Chính vì vậy, theo ông Bình, với những vụ án oan nổi tiếng như của ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén “có người nói rằng thỏa thuận không được thì đưa ra tòa, nhưng ngay cả khi ra tòa cũng rất khó bởi muốn giải quyết phải có căn cứ”.

Tiền đâu bồi thường?

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, luật đặt ra trách nhiệm bồi hoàn của người gây oan sai, nhưng đến nay xử lý vấn đề này cũng rất vướng mắc. Trước hết, muốn buộc bồi hoàn thì phải quy định định lượng cụ thể, ví dụ tính bằng 30 tháng lương hay 50 tháng lương…

Nhưng thực tế cũng cho thấy khi giải quyết một vụ oan sai thì người gây ra oan sai đó đã chết, đã về hưu, nên yêu cầu trách nhiệm bồi hoàn không đơn giản.

Về việc bồi thường cho người bị oan, chánh án TAND tối cao cho biết VN là một trong số ít các nước thực hiện bồi thường về tư pháp. Dự thảo luật quy định cơ quan nào làm ra oan sai thì phải đứng ra bồi thường, nhưng các nước ít có nước nào bồi thường kiểu này mà họ có bộ máy riêng để đàm phán bồi thường, tránh tình trạng mỗi nơi thực hiện một kiểu.

“Dư luận đặt ra câu chuyện là tiền đâu mà bồi thường? Tiền thuế nhân dân đóng không phải để chi trả cho chuyện sai các ông gây ra. Các anh làm sai, các anh bảo dân đóng thuế cho các anh đền à?” - Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.

Ông cho biết bài toán này thế giới đã giải được: “Người ta lập ra quỹ bồi thường, nguồn cho quỹ đó lấy từ việc thu của các hoạt động tội phạm như là buôn lậu, ma túy, tham nhũng…, các tài sản của kẻ phạm tội bị tịch thu sung quỹ, vì vậy không phải lấy tiền thuế của dân”.

Lê Kiên - Tuổi Trẻ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
31 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không lấy tiền thuế của dân bồi thường oan sai