Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, nguồn vốn đầu tư thực hiện 7 chương trình đột phá giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 1 triệu tỉ đồng. Thế nhưng năm 2017 TP.HCM chỉ còn được giữ lại khoảng 7.200 tỉ đồng nên sẽ rất khó khăn, nhất các khoản vay viện trợ Quốc hội cũng đang bị siết lại.

Thiếu vốn, TP.HCM sẽ rất khó khăn để đột phá

Phan Diệu | 27/10/2016, 18:01

Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, nguồn vốn đầu tư thực hiện 7 chương trình đột phá giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 1 triệu tỉ đồng. Thế nhưng năm 2017 TP.HCM chỉ còn được giữ lại khoảng 7.200 tỉ đồng nên sẽ rất khó khăn, nhất các khoản vay viện trợ Quốc hội cũng đang bị siết lại.

          

Đây là nội dung của buổi làm việc giữa Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến với các sở, ngành để nghe báo cáo tổng thể nguồn vốn đầu tư 7 chương trình đột phá của TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020.

Khó khăn để đột phá

Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hoa cho biết theo tờ trình của UBND TP được HĐND TP thông qua, dự kiến nguồn vốn thực hiện 7 chương trình đột phá của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 là 30.000 tỉ đồng. Trên cơ sở làm việc với các sở, ban, ngành và các đơn vị toàn địa bàn TP, nhu cầu vốn đầu tư cho các chương trình đột phá tính đến giai đoạn hiện nay cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, khả năng cân đối từ nguồn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Vì vậy, để đáp ứng nguồn vốn cho các chương trình đột phá, TP cần các nguồn vốn từ xã hội hóa, kích cầu và từ các tổ chức tài chính khác.

Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho rằng nguồn vốn đầu tư thực hiện 7 chương trình đột phá giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 1 triệu tỉ đồng. Thế nhưng năm 2017 TP.HCM chỉ còn được giữ lại khoảng 7.200 tỉ đồng nên sẽ rất khó khăn, nhất các khoản vay viện trợ Quốc hội cũng đang bị siết lại.

Trước tình hình này, TP.HCM sẽ phải điều chỉnh, bổ sung, thay đổi hình thức đầu tư từng chương trình, dự án cụ thể và tính toán sử dụng phù hợp vốn ngân sách từng năm.

Trong khi đó, ông Võ Văn Hoan - Chánh Văn phòng UBND TP nói rằng trước tình hình ngân sách đang gặp khó khăn, TP cần phải cân nhắc lại các dự án đầu tư theo hướng lựa chọn kỹ hình thức đầu tư. Dự án nào nhà nước làm được thì làm, dự án nào cần chuyển cho tư nhân thì chuyển theo hình thức xã hội hóa.

Ông Hoan cũng cho rằng thời gian tới, nếu tỷ lệ điều tiết ngân sách bị cắt giảm; yêu cầu dân sinh bức thiết như tình trạng ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường… kết hợp với yêu cầu cho phát triển thì trong tương lai TP.HCM sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Nghiên cứu xã hội hóa các dự án

Trước các khó khăn trên, ông Hoan nói thành phố nên giảm tối đa chi phí ngân sách cho đầu tư công và tập trung kêu gọi đầu tư từ xã hội.

“Như vậy, TP mới đảm bảo được nguồn ngân sách để chi cho đầu tư công. Lĩnh vực y tế và giáo dục cần phải được đẩy mạnh xã hội hóa bởi có nhiều dự án của hai lĩnh vực này, đầu tư công không hiệu quả nhưng tư nhân họ lại làm rất tốt như chuỗi trường học, siêu thị…”,  ông Võ Văn Hoan đề xuất.

Giám đốc Sở Tài chính TP Phan Thị Thắng đề nghị các sở, ngành cần tính toán chính xác cơ cấu các nguồn vốn. Bởi lẽ, thời gian gần đây nhiều đơn vị cứ tách vốn ngân sách riêng với vốn dự án BT, ODA nhưng thực ra bản chất vốn dự án BT hay dự án sử dụng vốn ODA thì nhà nước cũng trả lại bằng đất hay dùng tiền ngân sách để trả.

Bà Thắng nói từ năm 2017, TP.HCM phải có kế hoạch huy động vốn trong năm báo cáo Bộ Tài chính để trình Quốc hội. Nếu không trình được kế hoạch, TP sẽ không được giải ngân hoặc nếu đưa con số quá cao mà cuối năm không giải ngân được thì phải giải trình trước Quốc hội.

Ông Trần Vĩnh Tuyến cũng yêu cầu sở, ngành sớm đánh giá lại hiệu quả các dự án thuộc loại hình đầu tư đối tác công - tư (như đầu tư theo phương thức BT) trên địa bàn TP lâu nay. Các đơn vị này phải có sự tính toán hợp lý việc sử dụng nguồn vốn ngân sách theo khả năng được điều tiết ngân sách hàng năm.

Đồng thời, ông Tuyến cũng đề nghị các sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá lại các dự án để có thể chuyển đổi hình thức kêu gọi đầu tư phù hợp trong điều kiện ngân sách được điều tiết ngày càng giảm. Đặc biệt, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nội dung 7 chương trình đột phá hiện có, tăng giảm quy mô và nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án từ ngân sách sang xã hội hóa.

“TP phấn đấu từ năm 2017 sẽ bắt tay ngay triển khai đồng bộ kế hoạch thực hiện 7 chương trình đột phá bởi tính ra thời gian chỉ còn 3 năm”, ông Tuyến nói.

Ngoài ra, Phó chủ tịch UBND TP HCM còn cho biết sắp tới có thể TP không đầu tư xe công mà chuyển sang thuê xe để tiết kiệm tối đa nguồn ngân sách đang gặp khó.

Phan Diệu

   
Bài liên quan
Chủ tịch UBND TP.HCM: Công tác PCCC đặc biệt quan trọng trong mùa nắng nóng
Chiều 10.4, Đảng ủy Bộ đội biên phòng (BĐBP) TP.HCM tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ lần thứ 28.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiếu vốn, TP.HCM sẽ rất khó khăn để đột phá