Theo ông Nguyễn Trung Quỳnh – Phó Ban quản lý Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, hiện nay Khu CNC Hòa Lạc đã hội tụ tương đối đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất từ các trường đại học, viện nghiên cứu… cho tới các tổ chức quốc tế như JICA, KOICA, ADB… hỗ trợ đầu tư cho các dự án.

Khu công nghệ cao Hòa Lạc: Thành phố khoa học, công nghệ tương lai

Thu Anh | 21/12/2016, 11:16

Theo ông Nguyễn Trung Quỳnh – Phó Ban quản lý Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, hiện nay Khu CNC Hòa Lạc đã hội tụ tương đối đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất từ các trường đại học, viện nghiên cứu… cho tới các tổ chức quốc tế như JICA, KOICA, ADB… hỗ trợ đầu tư cho các dự án.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ

Trong hội nghị đầu tư 2016 với mục tiêu phát triển tiềm lực KH&CN, xây dựng Khu CNC Hòa Lạc trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư do Ban quản lý Khu công nghệcao– Bộ KH&CN tổ chức tại Hà Nội vừa qua, ông Nguyễn Trung Quỳnh – Phó BQL Khu CNC Hòa Lạc cho biết hiện nay Khu CNC Hòa Lạc đã xây dựng khá đầy đủ cơ sở vật chất từ các trường đại học, viện nghiên cứu cho đến đơn vị nghiên cứu chuyển giao ứng dụng công nghệ, khu ươm tạo… Đây là một trong những nội dung rất quan trọng xuyên suốt quá trình triển khai.

“BQL hướng tới phát triển Khu CNC Hòa Lạc trở thành một thành phố khoa học, công nghệ;một đô thị sinh thái, thông minh; nơi thu hút, tập trung và liên kết các hoạt động đào tạo, ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ CNC”, ông Quỳnh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Trung Quỳnh – Phó BQL Khu CNC Hòa Lạc - Ảnh: Thu Anh

Được biết, những năm qua, các tổ chức quốc tế như JICA, KOICA, ADB… đã hỗ trợ đầu tư cho các dự án. Các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp lớn đã chọn Khu CNC Hòa Lạc là địa bàn trọng điểm đầu tư. Hơn nữa, Khu CNC Hòa Lạc đã thu hút 78 dự án với 60.000 tỉ đồng; 3 trường đại học (Đại học FPT, Đại học KHCN Hà Nội, Đại học Việt Nhật); 10 viện R&D (Nghiên cứu và phát triển). Năm 2016 đã có thêm 9 dự án với 4,3 tỉ đồng trong đó có 2 dự án của Hàn Quốc và Nhật Bản đang được làm thủ tục.

Đồng thời, Khu CNC Hòa Lạc cũng đang nghiên cứu và triển khai Nissan Techno Center, Viện R&D Tập đoàn Viettel, Trung tâm vệ tinh quốc gia, Trung tâm R&D và chuyển giao công nghệ Hà Nội, Vkist, IoT Labs. Đặc biệt, nơi đây cũng đã và đang đào tạo, sát hạch CNTT Nhật Bản với 13.000 kỹ sư; 2 khu ươm tạo với 30 doanh nghiệp (trong đó có 7 nhóm đã tốt nghiệp); có 3 đợt chuyển giao công nghệ gồm Ngân hàng dữ liệu (trên 22.000 đề tài với hơn 23 chuyên gia, 10.000 doanh nghiệp ứng dụng và 68 quỹ đầu tư và gần 450 đơn vị R&D); 4 chương trình khởi nghiệp bao gồm Chương trình Startup Uni và các Diễn đàn KHCN cho sinh viên khởi nghiệp.

Tập trung thu hút đầu tư và cơ chế “một cửa”

Ông Phạm Đại Dương -Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc cho biết, năm 2016 đánh dấu bước chuyển mình của Khu CNC Hòa Lạc khi chuyển sang giai đoạn tập trung thu hút đầu tư công nghệ cao và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, hướng tới mục tiêu phát triển thành một thành phố khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh.

“Các loại hình dự án thu hút đầu tư phải kể đến lĩnh vực đào tạo, R&D, phần mềm, sản xuất CNC, logistics. Hệ thống nhà ở, trường học, văn phòng, bệnh viên, siêu thị, nhà hàng… cũng là những loại hình thu hút nhiều sự đầu tư.Tuy nhiên, để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tin tưởng, đầu tư vào Khu CNC Hòa Lạc,rất cần cơ chế hành chính:Minh bạch – Liêm chínhvà Mở cửa tại chỗ", ông Quỳnh nói.

Ông Phạm Đại Dương -Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc - Ảnh: Thu Anh

Phân tích về điều này, Thứ trưởng Phạm ĐạiDương cho biết có 4 nội dung chính trong cơ chế đặc thù này bao gồm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khi hiện nay đang sử dụng ngân sách nhà nước và theo chủ trương sẽ mở rộng thêm các nguồn vốn của doanh nghiệp, các công ty phát triển hạ tầng.

Bên cạnh đó, cơ chế đặc thù mà BQL xây dựng sẽ quy định vào một cửa. BQL Khu CNC Hòa Lạc xin các bộ, ban, ngành, UBND TP.Hà Nội ủy quyền để thực hiện chức năng quản lý chung, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Đồng thời, ưu đãicho các nhà đầu tư trong khu CNC như về giá đất, thuế... xây dựng những cơ chế miễn, giảm đối với từng loại nhà đầu tư.

“Cuối cùnglà cơ chế một cửa. BQL Khu CNC Hòa Lạc đang xin trình xây dựng văn phòng một cửa, đảm bảo nhà đầu tư thực hiện tất cả các thủ tục đầu tư, trong quá trình vận hành dự án được áp dụng cơ chế một cửa tại chỗ”, Thứ trưởng Dương nhấn mạnh.

Khu CNC Hòa Lạc thuộc đô thị vệ tinh Hòa Lạc nằm ở phía Tây Hà Nội. Vị trí ở hai phía của Đại lộ Thăng Long trên địa bàn huyện Quốc Oai và huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đâylà Khu CNC quốc gia được Thủ tướng Chính phủ thành lập và phê duyệt quy hoạch tổng thế vào ngày 12.10.1998 với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế khu vực và cả nước.

Năm 2008, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung Khu CNC Hòa Lạc. Ngày 27.5.2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu CNC Hòa Lạc đến năm 2030.

Khu CNC Hòa Lạc là trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNC cấp quốc gia, nơi ươm tạo doanh nghiệp CNC, nguồn nhân lực, cung ứng dịch vụ và kinh doanh sản phẩm CNC. Trọng tâm phát triển của Khu CNC Hòa Lạc là các CNC như CNTT, viễn thông, điện tử, sinh học, năng lượng mới… và các danh mục được khuyến khích phát triển.

Nơi đây có hệ thống hạ tầng hiện đại và đồng bộ theo xu hướng khu đô thị mở, xanh và phát triển bền vững thành một thành phố KHCN, sinh thái và thông minh bao gồm các chuỗi hoạt động từ đào tạo, ươm tạo nghiên cứu đến thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, sản xuất cùng đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ.

Thu Anh
Bài liên quan
Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt tại Khu Công nghệ cao TP.HCM
Ngày 25.4, UBND TP.HCM phối hợp với WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới) tổ chức Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TP.HCM – Động lực mới cho phát triển bền vững”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khu công nghệ cao Hòa Lạc: Thành phố khoa học, công nghệ tương lai