Ngay sau khi các Sở GD-ĐT của 63 tỉnh thành đã đồng loạt cho học sinh nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh coronavirus tới 2 tuần, một số chuyên gia giáo dục cho rằng nhà trường và phụ huynh nên cho các học sinh học trực tuyến để theo kịp chương trình.

Khuyến khích học trực tuyến tại nhà để phòng dịch coronavirus

Hải Yến | 08/02/2020, 12:24

Ngay sau khi các Sở GD-ĐT của 63 tỉnh thành đã đồng loạt cho học sinh nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh coronavirus tới 2 tuần, một số chuyên gia giáo dục cho rằng nhà trường và phụ huynh nên cho các học sinh học trực tuyến để theo kịp chương trình.

Hiện nay nhiều trường đãtriển khai kế hoạch cho học sinh học trực tuyến sau những ngày nghỉ đầu tiên đề phòng coronavirus, các học sinh cũng bắt đầu ý thức ngồi vào bàn học để không lãng phí những ngày nghỉ thêm.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, thạc sĩNgô Thị Kim Chi cho rằng khoảng thời gian nghỉ quá lâu sẽ khiến cho học sinh dễ lơ là bài vở, ảnh hưởng tới các kế hoạch khác cũng như các vấn đề thi chuyển cấp của các học sinh khối cấp 2và 3. Mặc dù theo khung thời gian năm học, Bộ GD-ĐT có quỹ thời gian dự phòng và tính đến tình huống học sinh phải nghỉ học do thiên tai, dịch bệnh hay thời tiết. Nhưng với diễn biến khó lường của dịch bệnh coronavirus thì khoảng thời gian nghỉ quá dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiếp thu kiến thức và quá trình học tậpcủa học sinh. Chưa kể đến việc học sinh ở nhà không tiếp thu được đầy đủ kiến thức mà còn khiến cho phụ huynh khó điều chỉnh công việc để phù hợp với việc con emở nhà, đặc biệt là lứa tuổi mầm non hay tiểu học.

"Hiện nay, các em học sinh đã được sở GD-ĐT ở các tỉnh thành cho kéo dài thêm kỳ nghỉ tới 2 tuần, hoặc có thể lâu hơn nếu dịch bệnh coronavirus vẫn được chưa khống chế. Với khoảng thời gian nghỉ dài như vậy, theo tôi các trường nên chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy học, tổ chức dạybù và hướng dẫn việc ôn tập cho học sinh phù hợp điều kiện thực tiễn, thông qua các hình thức khác nhau như tin nhắn, email, group của lớp, trang web của trường hoặc sổ liên lạc điện tử…

Đặc biệt hiện nay mạng internet phát triển, giáo viên nên khuyến khích học sinh tổ chức học qua mạng để học sinh có môi trường tương tác trực tiếp trong quá trình học tập, thảo luận với nhau; chấm bài, chữa bài cho học sinh. Trên thực tế, nhiều trường sử dụng hình thức này để tổ chức các hoạt động học tập, luyện tập, vận dụng kiến thức cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp. Đây là những giải pháp được Bộ khuyến khích sử dụng để ứng phó với dịch bệnh và duy trì việc học. Nếu sau 2 tuần chưa khống chế được dịch bệnh thì nhà trường có thể tổ chức dạy học trực tuyến” - thạc sĩ Kim Chi chia sẻ.

Đồng quan điểm với thạc sĩ Kim Chi, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết ngành giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của xã hội, chính vì thế việc nhanh chóng hướng dẫn các em cách học như thế nào để đảm bảo việc học mà vẫn phòng tránh được dịch bệnh là hết sức cần thiết. Sự chung tay giữa học sinh - giáo viên - nhà trường - phụ huynh là một vòng tròn không thể thiếu nếu triển khai học trực tuyến cho các em trong khoảng thời gian này.

PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT

Còn theo ông Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT),Bộ cũng đã thông báo các sở GD-ĐT nên hướng dẫn các trường, giáo viên cho học sinh học online tại nhà. Việctriển khai dạy học online khá bất ngờ nên các thầy cô phải làm với năng suất gấp hai, ba lần so với giảng dạy trực tiếp. Việc không có học sinh để tương tác khi giảng bài cũng rất khó điều chỉnh tiến độ bài giảng, tuy nhiên các thầy cô giáo cần thay đổi, đưa ra phương án dạy như thế nào để khảo sát xem học sinh có hiểu bài, bắt kịp được tiến độ giảng của môn học hay không. Các thầy cô sẽ lấy đó làm căn cứ để tiếp tục việc dạy các bài sau cho thật tốt.

Để việc học tập bằng hình thức online đạt được hiệu quả, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học cũng lưu ý rất cần sự đồng hành của phụ huynh và chủ động của học sinh. Với sự hỗ trợ của cha mẹ và hướng dẫn từ xa của giáo viên, học sinh có thể lập kế hoạch tự học cá nhân, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh trong thời gian học tập tại nhà.

Nhận định về áp dụng cho học sinh nghỉ học hiện nay và học theo hình thức online,GS-TSKH Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: “Việc đưa ra quyết định cho học sinh nghỉ học là cần thiết trong thời điểm hiện nay, đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh là điều quan trọng ưu tiên, nhất làhọc sinh ở vùng có dịch, học sinh thành phố vì là nơi tập trung đông người... Theo quy định niên chế năm học sẽ kéo dài 35 tuần học thực đối với cấp tiểu học và 37 tuần học với THCS và THPT, các trường có thể bố trí dạy bù, cắt một số nội dung phụ để ưu tiên dạy môn chính. Thậm chí, có thể nghỉ hè muộn chút, bởi trên thực tế học sinh nhiều nơi nghỉ hè khá ngắn”.

         
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 5.2, trong 239 cơ sở đào tạo đã báo cáo có 140 cơ sở đào tạo đã điều chỉnh lịch nhập học cho sinh viên lùi lại đến ngày 10.2 và sau ngày 10.2; 64 cơ sở đã có kế hoạch nhập học từ ngày 10.2 trở đi không thay đổi lịch nhưng chưa nhập học; 35 cơ sở vẫn tiếp tục cho sinh viên học tập theo lịch từ ngày 3.2. Đến hết ngày 5.2 đã có 63/63 tỉnh, thành phố thực hiện vệ sinh trường lớp học; 26 tỉnh, thành phố thành đã hoàn thành việc khử trùng toàn bộ trường, lớp học, đồ dùng cho học sinh; 37 tỉnh còn lại đã có kế hoạch khử trùng lớp học và sẽ hoàn thành việc vệ sinh, khử trùng lớp học trước ngày 10.2
Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
31 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khuyến khích học trực tuyến tại nhà để phòng dịch coronavirus