Tờ Nikkei Asian Review nhận định trong khi kinh tế Việt Nam và Indonesia tiếp tục tăng trưởng thì sức hút của kinh tế Thái Lan có thể sẽ giảm sút nhanh chóng.

Kinh tế Thái Lan có giành lại được ngôi đầu Đông Nam Á?

Trần Trí | 13/01/2018, 17:17

Tờ Nikkei Asian Review nhận định trong khi kinh tế Việt Nam và Indonesia tiếp tục tăng trưởng thì sức hút của kinh tế Thái Lan có thể sẽ giảm sút nhanh chóng.

Bài viết có tựa"Liệu kinh tế Thái Lan sẽ lại là lá cờ đầu của Đông Nam Á?" trêntờNikkei Asian Review của Nhậtcho biết:đường phố thủ đô Bangkok đã lạisáng đèn, nhiều người dân Thái lại bắt đầu nở nụ cười.

Sau khikết thúc 12 tháng để tang nhà vua Bhumibol Adulyadej từ cuối tháng 10.2017, xem ra người tiêu dùng nước này lại bắt đầu chi tiêu. Nhưng sự lạc quan có đi cùng một triển vọng kinh tế dài hơi hay không lại làvấn đề khác.

Tổng sản phẩm quốc nội Thái Lan (tính đến tháng 9.2017)đang ở mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua với 4,3%, nhưng nó lại không bằng con số 7,5% ở Việt Nam,6,9% ở Philippines và 5,06% ở Indonesia.

Thái Lan từ lâu là một thế lực kinh tế của Đông Nam Á,là trọng tâm trong các chiến lược đầu tư nước ngoài vào khu vực này. Nhưng điều đáng lo cho Thái Lan là nhiều công ty ngoại có thể sớm tìm đến các nước khác để đầu tư.

Như hầu hết các nước châu Á khác, Thái Lan từng phải nếm trải cuộc khủng hoảng tài chính 1997. Trong 10 năm sau đó, Thủ tướng Thaksin Shinawatra liên tục mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là từ Nhật với các hãng sản xuất xe hơi, giúp nước này nhanh chóng phục hồi kinh tế nhanh hơn các quốc gia lân cận.

Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), vào năm 2003tỉ lệ tăng trưởng của Thái Lan là 7,2%,nhanh hơn các nền kinh tế lớn khác ở Đông Nam Á như 4,2% ở Indonesia và 5% ở Philippines. GDP bình quân đầu người của Thái Lan là 2.380 USD, nhiều hơn so với mức GDP của cả 2 láng giềng nói trên cộng lại.

Nhưng thời gian "sung sướng" ấy của người Thái đã không thể kéo dài.Sự bất đồng giữa 2 phe chống đối và ủng hộ ông Thaksinkhiến Thái Lan lâm vào cảnh bất ổn nhiều năm.Năm 2006, ông Thaksin bị lật đổ, rồi em gái Yingluck của ông này cũng chung số phận năm 2014. Năm 2017, nhà vua Bhumibol -cột trụ giúp duy trì sự ổn định - đã băng hà.

Từ năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lanchậm lại, giảm từ 0% đến 3,2% mỗi năm, trong khi các nước láng giềng cứ tiếptục tăng trưởng. IMF từngdự báo Thái Lan có thể dẫn đầu các nước láng giềng về GDP bình quân đầu người từ năm 2022 với mức7.560 USD, nhưng khoảng cách sẽ dần bị thu hẹp. IMF ước tính GDP bình quân đầu người ở Indonesia sẽ là 5.660 USD, Philippines là 4.630 USDvàViệt Nam là 3.330 USD.

Tờ Nikkei Asian Review nhận định Thái Lan không thể phát triển công nghiệp cốt lõi mới (ngoài mảng xe ô tô con) vì tình hình chính trị đã ngăn cản nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Một quan chức chính phủ Nhật từng giúp các công ty sản xuất xe hơi đầu tư vào Thái Lan hồi đầu những năm 2000 nói: “Xem ra người Thái không có tham vọng. Họ cảm thấy hài lòngvới sự tăng trưởng ở ngành công nghiệp xe hơi nên không quan tâm thu hút vào các lĩnh vực khác, ví dụ như mảng điện tử”.

Ngược lại, Việt Nam đã thu hút được nhiều công ty, tập đoàn tên tuổi như Samsung Electronics. Theo Nikkei Asian Review, Việt Nam hiện là cơ sở sản xuất điện thoại thông minh cấp toàn cầuvà đang phát triển thành trung tâm hàng hóa điện tử lớn nhất Đông Nam Á. Còn Philippines, với số dân thạo tiếng Anh khá đôngthì có khả năng trở thànhtrung tâm cung cấp nhân lựccho thế giới.

Theo số liệu của Liêp hiệp Quốc, dân số Thái Lan trong năm 2017 là 69 triệu người, tăng chỉ 3 triệu dân trong 19 năm qua. Dự báo trong tương lai gần, con số trên sẽ không thay đổi nhiều.

Vấn đề hạn chế về nguồn nhân lực đã lộ diện. Các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu gặp khó khăn trong việc thuê dụng lao động có tay nghề tại nước nàynênhọ chuyển sang tìm kiếm ởCampuchia, Lào và Myanmar. Nhưng tổng dân số 3 nước này và cả Thái Lan cũng chỉ khoảng 140 triệu dân.

Ngược lại,Indonesia có thể là “nhà” của 300 triệu dân trong những năm 2030, tăng từ mức dân số 264 triệu ngườihiện nay. Dân số Việt Nam và Philippines cũng được dự kiến sẽ tăng lên. Đây vốn là 2 nước đông dân nhấtĐông Nam Á.

Về sản xuất và tiêu dùng, xem chừng tiềm năng của Thái Lan cũng bị hạn chế. Tình hình này được phản ánh ở sựđóng góp của mỗi nước vào tổng sản phẩm quốc nộikhối các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (hiện là 2,5 ngàn tỷUSD).

Năm 2016,Indonesia là quốc gia thành viên đóng góp nhiều nhất với 36,5%, kế đến là Thái Lan với 15,9%. Nhưng IMF dự báo kểtừ năm 2022, Philippines có thể qua mặt Thái Lan đểtrở thành nền kinh tế lớn thứ nhì khối Đông Nam Á.

Theo Nikkei Asian Review, nếu Thái Lan không thể tìm ra cách “vượt lên chính mình”, các doanh nghiệp nước ngoài từng đầu tư vào Thái Lan sẽ rất có thể phải tính toán lại.

Trung Trực
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7 để xem xét công tác nhân sự
18 phút trước Theo dòng thời sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều 2.5 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế Thái Lan có giành lại được ngôi đầu Đông Nam Á?