Kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra bằng chứng về việc một ngôi sao lùn trắng “nuốt chửng” vật chất từ đá và băng trong cùng một hệ hành tinh. Điều này cũng cho thấy rằng nước và các chất bay hơi khác có thể phổ biến ở vùng ngoài của các hệ hành tinh.

Kính viễn vọng Hubble bắt được khoảnh khắc ngôi sao chết 'ăn thịt' chính mình

Long Hải | 24/06/2022, 15:40

Kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra bằng chứng về việc một ngôi sao lùn trắng “nuốt chửng” vật chất từ đá và băng trong cùng một hệ hành tinh. Điều này cũng cho thấy rằng nước và các chất bay hơi khác có thể phổ biến ở vùng ngoài của các hệ hành tinh.

sao-lun1.jpg
Hình minh họa cho thấy một ngôi sao lùn trắng đang hút các mảnh vỡ từ các vật thể trong cùng một hệ hành tinh - Ảnh: NASA, ESA

Các nhà thiên văn học đã sử dụng dữ liệu lưu trữ từ Kính viễn vọng Không gian Hubble và các đài quan sát khác để phân tích các đặc tính quang phổ của sao lùn trắng G238-44. Các yếu tố được phát hiện trên bề mặt của ngôi sao chết cho thấy nó đang hút các mảnh vỡ từ đá và băng trong cùng một hệ hành tinh.

Ted Johnson, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy cả hai loại vật thể này tích tụ cùng một lúc trên sao lùn trắng. Bằng cách nghiên cứu những sao lùn trắng này, chúng tôi hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về các hệ hành tinh vẫn còn nguyên vẹn”.

Việc quan sát những sao lùn trắng như G238-44 mang đến một cơ hội để tìm hiểu về cách thức mà những hành tinh được hình thành tại vị trí xung quanh ngôi sao khác, cũng như cung cấp thêm những kiến thức về giai đoạn đầy “bạo lực và hỗn loạn” ở các hệ thống tương tự.

Hubble đã phát hiện ra bằng chứng về việc một ngôi sao lùn trắng “nuốt chửng” vật chất từ đá và băng trong cùng một hệ hành tinh

G238-44 là một ngôi sao có cấu tạo giống như Mặt trời trước đây, nhưng đã lột bỏ các lớp bên ngoài và ngừng đốt nhiên liệu thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân. Việc phát hiện ra rằng sao lùn trắng đồng thời thu giữ vật chất từ vành đai tiểu hành tinh của nó và các vùng giống như vành đai Kuiper, bao gồm cả các thiên thể băng giá, rất có ý nghĩa vì nó cho thấy rằng một “hồ chứa nước” có thể là một đặc điểm chung ở vùng ngoài của các hệ hành tinh.

Benjamin Zuckerman, giáo sư danh dự tại khoa Thiên văn và Vật lý thiên văn của UCLA, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Sự sống như chúng ta đã biết cần có một hành tinh đá được bao phủ bởi nhiều nguyên tố khác nhau như carbon, nitơ và oxy. Sự phong phú của các nguyên tố mà chúng ta thấy trên sao lùn trắng này dường như đến từ cả vật chất đá và những chất dễ bay hơi như nước. Đây là ví dụ đầu tiên mà chúng tôi đã tìm thấy trong số các nghiên cứu về hàng trăm sao lùn trắng”.

Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà thiên văn học tại UCLA, Đại học California San Diego và Đại học Kiel ở Đức. Kết quả của nhóm nghiên cứu đã được trình bày vào ngày 15.6 tại một cuộc họp báo của Hiệp hội Thiên văn Mỹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kính viễn vọng Hubble bắt được khoảnh khắc ngôi sao chết 'ăn thịt' chính mình