Tỉnh Kon Tum vừa có lệnh vận hành hồ chứa bất thường, yêu cầu Công ty CP thủy điện Sê San 4A duy trì dòng chảy liên tục về hạ lưu nước Campuchia.

Kon Tum lệnh thủy điện Sê San 4A duy trì dòng chảy về Campuchia

Một Thế Giới | 16/03/2016, 15:51

Tỉnh Kon Tum vừa có lệnh vận hành hồ chứa bất thường, yêu cầu Công ty CP thủy điện Sê San 4A duy trì dòng chảy liên tục về hạ lưu nước Campuchia.

Lệnh cho Công ty CP thủy điện Sê San 4A duy trì dòng chảy liên tục về hạ lưu nước Campuchia được ông Đào Xuân Quí - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum ký theo đề nghị của liên ngành Sở TN-MT, Sở Công Thương và ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Kon Tum ngày 4.3.2016.
Theo đó, Kon Tum yêu cầu hồ Sê San 4A duy trì dòng chảy liên tục về hạ lưu Campuchia từ ngày 10.3 đến ngày 1.4.2016 với lưu lượng nước xả từ 90-195 mét khối/giây.
Trước đó, đoàn công tác liên Bộ TN-MT, Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Kon Tum và 3 nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Sê San về việc vận hành các hồ chứa thủy điện, đảm bảo cung cấp nước về hạ du trong mùa cạn 2016.
Kon Tum lenh thuy dien Se San 4A duy tri dong chay ve Campuchia-hinh-anh-1
 Lệnh vận hành hồ chứa bất thường do Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum ký.
Báo cáo của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia cho thấy, hiện trên lưu vực sông Sê San một số hồ chứa nước đều có mực nước thấp hơn so với quy định và không xuất hiện lũ trong cả mùa mưa. Lưu lượng nước xả về hạ lưu trong tháng 1, 2 thấp hơn nhiều so với lưu lượng phải xả về hạ lưu theo quy định tại Quy trình vận vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San.
Theo Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT), sau khi làm việc với các địa phương và chủ hồ chứa trên lưu vực sông Sê San vào giữa tháng 12.2015, căn cứ tình hình dự trữ nước, diễn biến dòng chảy đến hồ và dự báo nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong mùa cạn 2016, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đã thông báo đến Ủy ban sông Mê Kông Campuchia về việc duy trì lưu lượng xả nước tùy thuộc mức độ hạn hán, thiếu nước.
Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã thống nhất trong thời gian từ nay đến 30.6, điều hành hồ chứa lưu lượng xả nước về hạ du ở mức 90-195 m3/s. Trong trường hợp không đảm bảo mực nước hồ tại thời điểm tương ứng theo quy định thì trong thời gian 10 ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum quyết định điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành phù hợp. 
Trong quá trình điều hành, nếu có vướng mắc liên quan đến Hiệp định Mê Kông giữa hai nước Việt Nam và Campuchia thì phải báo cáo về Bộ Công thương để có biện pháp điều chỉnh, thay đổi.
Hơn 4.000 giếng nước sinh hoạt khô kiệt
Tình hình khô hạn đang diễn ra ngày càng trầm trọng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Theo ông Nguyễn Hữu Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kon Tum, tính đến ngày 14.3, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra khô hạn, thiếu nước tại một số khu vực với diện tích 1.192,69 ha gồm: 756,49ha lúa, 427ha cà phê… Khoảng 4.102 giếng nước bị khô hạn, thiếu nước gồm: thành phố Kon Tum 480 giếng; huyện Ia H’Dai 502 giếng, Đăk Tô 1.644 giếng, Sa Thầy 1.476 giếng.
Hiện tại, huyện Sa Thầy đã xuất ngân sách khoảng 156,9 triệu đồng để hỗ trợ nhân dân nạo vét, khơi thông đáy giếng; nạo vét kênh mương nội đồng; đồng thời, vận động người dân cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ nước sinh hoạt, dự trữ nước tại các giếng để uống và tận dụng nguồn nước tại các suối, lòng hồ thuỷ điện Plei Krông để sinh hoạt.
Kon Tum lenh thuy dien Se San 4A duy tri dong chay ve Campuchia-hinh-anh-2
 Người dân Kon Tum bơm nước tưới ruộng.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Kon Tum đã có nhiều cuộc họp và chỉ đạo tăng cường chống hạn, chuyển đổi cây trồng nhằm hạn chế thiệt hại cho nông dân. Ngoài ra, tỉnh này đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương rà soát lại các diện tích bị hạn, có khả năng hạn, diện tích bị mất trẳng để có cơ chế hỗ trợ cho dân; tổng hợp tình hình kịp thời để tỉnh báo cáo trung ương, đồng thời xuất quỹ dự phòng cũng như hỗ trợ gạo cứu đói.
Theo ông Hải, Chính phủ vừa hỗ trợ cho tỉnh Kon Tum 17,6 tỉ đồng, trong tuần này, UBND tỉnh sẽ thông báo tới tất cả các huyện, thành phố để các địa phương chủ động trong công tác phòng chống hạn.
Hải Vân - Thạch Châu
Bài liên quan
Nước, hạn hán và cà phê ở Tây Nguyên: Tìm lối ra cho sự phát triển lâu dài của cây chủ lực
Tây Nguyên đang vào cuối mùa khô. Nhưng theo dự báo, năm nay mùa khô có thể kéo dài tới cuối tháng 5. Khi nào bướm bay rợp trời, lao lia lịa vào kính xe trên đường thì báo hiệu mùa mưa Tây Nguyên sắp về. Năm 1994 - 1995 và cả năm 2005 nữa, Tây Nguyên từng đại hạn, nhưng có lẽ năm nay hạn nặng nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kon Tum lệnh thủy điện Sê San 4A duy trì dòng chảy về Campuchia