Vấn đề cơ bản trong vụ vịnh Bắc bộ không phải ở chỗ chúng tôi có dối trá quốc hội hay không mà là ở chỗ đã sử dụng sai lầm các quyền hành được trao qua nghị quyết này. Việc gia tăng quân Mỹ ở Nam VN từ 16.000 lên nửa triệu quân đã được ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa bảo rằng "nếu 10 năm trước thả 1 quả bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ thì nước Mỹ đâu đến nỗi phải gánh chịu những tổn thất về nhân mạng..."

Kỳ 17 - “Nếu chúng ta ném 1 quả bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ thì chuyện đâu đến nỗi...“

08/12/2014, 05:47

Vấn đề cơ bản trong vụ vịnh Bắc bộ không phải ở chỗ chúng tôi có dối trá quốc hội hay không mà là ở chỗ đã sử dụng sai lầm các quyền hành được trao qua nghị quyết này. Việc gia tăng quân Mỹ ở Nam VN từ 16.000 lên nửa triệu quân đã được ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa bảo rằng "nếu 10 năm trước thả 1 quả bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ thì nước Mỹ đâu đến nỗi phải gánh chịu những tổn thất về nhân mạng..."

Văn bản của nghị quyết đã trao cho Tổng thống trọn vẹn quyền hành mà sau này ông đã sử dụng đến, và quốc hội cũng đã thừa hiểu rằng các quyền hành đó lớn lao đến đâu khi biểu quyết nghị quyết đó với một số phiếu khổng lồ như hôm 7.8.1964. Song không thể nghi ngờ rằng quốc hội đã không hề có ý định cho phép triển khai lực lượng quân sự Mỹ từ 16.000 lên 500.000 người mà không đòi hỏi được tham khảo sau này. Vấn đề ở chỗ, do hiến pháp có phần tối nghĩa, Tổng thống là Tổng tư lệnh quân đội song lại dành cho quốc hội quyền tuyên chiến.
Tháng 12.1990, ngay trước cuộc chiến tranh vùng Vịnh bắt đầu, tôi ra điều trần trước Ủy ban ngoại giao Thượng viện về khả năng sẽ phải sử dụng lực lượng Mỹ. Nghị sĩ Paul S.Sabanes hỏi tôi về ý kiến của bộ trưởng quốc phòng Dick Cheney cho rằng Tổng thống có quyền tung một lực lượng lớn lao của Mỹ vào vùng Vịnh. Tôi trả lời nghị sĩ Sabanes rằng ông đã đặt câu hỏi sai mất rồi. Vấn đề không phải ở chỗ hợp hiến hay không, mà là một vấn đề chính trị: liệu một Tổng thống có thể đưa đất nước này vào một cuộc chiến tranh, mà không có được sự nhất trí rộng rãi của quốc hội? Tôi nói rằng không một Tổng thống nào lại làm như thế và Tổng thống Bush cũng sẽ không làm như thế.

(Thế cho nên) trước khi Tổng thống Bush phát động cuộc hành quân chống Iraq, ông đã tìm kiếm sự ủng hộ của quốc hội (cũng như Hội đồng bảo an LHQ). Tổng thống Bush đã làm đúng. Tổng thống Johnson và chúng tôi, những người đã phục vụ ông, đã làm sai.

Ngày nay nhiều người vẫn còn tin rằng TT Johnson đã trì hoãn những quyết định về Việt Nam do việc ông muốn tập trung cho cuộc bầu cử tổng thống năm 1964 và cho việc thắng cử. Một số người còn tố cáo rằng ông đã che đậy ý đồ mở rộng chiến tranh vì những lý do chính trị, để cố tình bôi bác ứng cử viên đảng Cộng hòa, nghị sĩ Barry M.Goldwater, như là một kẻ hiếu chiến, trong khi tự họa mình như là một nhà lãnh đạo quốc gia yêu chuộng hòa bình.

Nếu quả thật Lyndon Johnson đã có ý leo thang chiến tranh, hẳn ông đã bàn bạc với tôi rồi, đằng này ông không hề đề cập gì cả với tôi. Giờ đây tôi vẫn tin là ông không hề có một kế hoạch nào như thế. Ông cũng đã chẳng hề tỏ ý với tôi hay với các tướng lãnh chỉ huy liên quân rằng ông muốn chúng tôi hoãn hoãn lại (các quyết định) ở Việt Nam vì lý do bầu cử. Trong thực tế, giữa các cố vấn của ông vẫn chưa có được sự nhất trí rằng phải làm những gì tại Việt Nam.

Trong thời gian đó, tình hình quân sự và chính trị tại Nam VN xấu hẳn đi một cách nhanh chóng. Chúng tôi phải đối diện với một chọn lựa mâu thuẫn ngày càng lớn: hoặc né tránh việc quân đội Mỹ can thiệp trực tiếp vào VN hoặc mất NVN. Những mâu thuẫn giữa chúng tôi về một phương án hành động đối diện với nguy cơ Sài Gòn sụp đổ ngày càng sâu sắc hơn, và ngày càng làm cho chúng tôi bối rối bất định hơn trong chính sách.

Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, Barry Goldwater chủ trương cứng rắn về vấn đề VN. Vào đầu tháng 3, ông ta tuyên bố rằng 10 năm trước đây, khi quân đội Pháp bị bao vây ở Điện Biên Phủ, lẽ ra Mỹ đã có thể làm một điều “đúng đắn” là thả một quả bom nguyên tử cỡ nhỏ đủ để khai hoang các vị trí ẩn nấp của quân tấn công (người Việt). Ngày hôm sau, ông ta lại tô đậm quan điểm này, nói rằng: “(Hậu quả là) giờ đây nước Mỹ chúng ta phải dính líu và đang tiến hành chiến tranh với Bắc VN. Nếu như 10 năm trước đây, chúng ta dội bom BVN thì đâu phải gặp nguy cơ tổn thất nhân mạng gì”. Chẳng cần bình luận gì thêm, những tuyên bố hiếu chiến kiểu đó đã gây chấn động nhiều cử tri.

Trong khi đó, TT Johnson tỏ ra như là một mẫu người của sự ôn hòa và tự chế. Trong suốt những tháng tranh cử đó và cả sau cuộc bầu cử, TT Johnson cứ e ngại rằng cánh hữu ở Mỹ sẽ thúc đẩy nước Mỹ dấn sâu hơn nữa vào Đông Dương và qua đó đặt nước Mỹ trước những nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc hoặc Liên Xô. Tháng 8 năm đó, ông tuyên bố, rõ ràng là đáp trả Goldwater: “Nhiều người khác cứ đòi mở rộng chiến tranh. Họ kêu gọi gửi binh sĩ Mỹ sang làm cái công việc mà binh sĩ châu Á đang làm. Những hành động như thế sẽ không đem lại một giải pháp nào cho vấn đề thực sự tại VN”. Và ông cứ nhắc đi nhắc lại mãi điều này trong suốt chiến dịch tranh cử.

Liệu lúc đó ông có giấu diếm điều gì không? Đối với chúng tôi, những người đứng trong hội trường, Johnson đã tỏ rõ mục tiêu của ông tại VN: “Chiến thắng!”. Ông đã từng bảo thế với ngoại trưởng Dean Rusk, với cố vấn an ninh Bundy và với tôi trong buổi họp đầu tiên của ông trong tư cách tổng thống. Song chúng tôi chẳng hề nói được với ông làm gì để chiến thắng với một cái giá hoặc những bất trắc có thể chấp nhận được. (Thế thì) làm sao ông có thể nói được gì hơn với dân chúng Mỹ. Lúc đó, chúng tôi chưa nhất trí có một kế hoạch nào về việc sử dụng quân chiến đấu, mà mới chỉ đang bàn mãi về việc sử dụng một lực lượng không quân tối thiểu trong khi đó ngày càng có nhiều hồ nghi về khả năng tự bảo vệ của chính quyền Sài Gòn. Tổng thống không hề hé môi gì về những sự thật này một cách công khai. Tất nhiên, trong những hoàn cảnh như vậy, ít có chính khách nào lại thật thà trong những tuyên bố của mình cả. Thành ra, những gì ông phát biểu trong chiến dịch tranh cử chỉ chính xác một phần nào thôi. Ông nói sự thật đấy, song chỉ một phần sự thật mà thôi.

Tuy nhiên…điều đó không có nghĩa là ông đã có sẵn những kế hoạch xắn tay áo leo thang chiến tranh. Dù cho một số tướng lĩnh chỉ huy liên quân có thúc ông gia tăng cường độ hoạt động quân sự, thì tướng Westmoreland và tướng Max Taylor cũng như Nguyễn Khánh vẫn yêu cầu ông hoãn lại. Ngay cả vào đầu tháng 1/1965, khi Cố vấn an ninh Mac Bundy và tôi có yêu cầu ông thay đổi chính sách, chúng tôi cũng còn chưa rõ điều gì sẽ được tiến hành – leo thang chiến tranh hoặc rút lui – riêng Ngoại trưởng Dean Rusk thì chống lại bất cứ một sự thay đổi nào.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 17 - “Nếu chúng ta ném 1 quả bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ thì chuyện đâu đến nỗi...“