Chính quyền Donald Trump yêu cầu Israel giảm bớt mối quan hệ với Trung Quốc, và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã trực tiếp yêu cầu điều này. Israel không muốn làm tổn thương hay mếch lòng Trung Quốc, nước vốn rất nhạy cảm về chuyện thể diện và chắc chắn sẽ trả đũa khi bị quay lưng. Nhưng Israel không thể khước từ một yêu cầu, nhất là khi đó thực sự là một yêu cầu chính đáng, từ đồng minh chiến lược quan trọng bậc nhất của họ.

Kỳ 2: Mỹ không thể làm ngơ cuộc tình Trung Quốc - Israel

27/03/2019, 06:56

Chính quyền Donald Trump yêu cầu Israel giảm bớt mối quan hệ với Trung Quốc, và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã trực tiếp yêu cầu điều này. Israel không muốn làm tổn thương hay mếch lòng Trung Quốc, nước vốn rất nhạy cảm về chuyện thể diện và chắc chắn sẽ trả đũa khi bị quay lưng. Nhưng Israel không thể khước từ một yêu cầu, nhất là khi đó thực sự là một yêu cầu chính đáng, từ đồng minh chiến lược quan trọng bậc nhất của họ.

Tàu Trung Quốc cập cảng Haifa - Ảnh: Internet

Kỳ 1: Người Do Thái bắt đầu cảnh giác Trung Quốc

Trong nỗ lực xâm nhập các cơ sở quốc phòng và đánh cắp các công nghệ liên quan đến an ninh, Nga và Trung Quốc cũng phải đối mặt với một đối thủ sừng sỏ, quyết đoán và khôn khéo, Shin Bet, dịch vụ an ninh nội địa của Israel, chuyên về phản gián và bảo vệ thông tin.

Nhưng khu vực dân sự, đặc biệt là các công ty sản xuất công nghệ có thể được sử dụng cho cả mục đích hòa bình lẫn quân sự, lại ít được bảo vệ. Trong nhiều năm, các chính phủ nhiều thời kỳ của Israel đã bỏ bê và bỏ qua các rủi ro an ninh do Trung Quốc gây ra. Ngược lại, họ khuyến khích các doanh nhân Trung Quốc đầu tư vào Israel và mua tài sản của Israel. Nhưng khi nói đến Trung Quốc, cái gọi là khu vực tư nhân là một khái niệm rất mơ hồ.

Và như vậy trong 15 năm qua, các công ty Trung Quốc đã xâm chiếm Israel. Họ đã mua Tnuva, một nhà sản xuất hộ gia đình nhưng là nhà sản xuất các sản phẩm sữa lớn nhất Israel. Họ đã thắng thầu xây dựng các con đường, các tuyến đường sắt ở Tel Aviv và đường hầm Carmel ở Haifa. Trung Quốc cũng bày tỏ ý định mua các công ty bảo hiểm và ngân hàng của Israel, nhận thuê những vùng đất rộng lớn ở sa mạc Negev để trồng bơ và lúa mì và xây dựng tuyến đường sắt từ Tel Aviv đến Eilat.

Các công ty xây dựng của Trung Quốc hiện đang mở rộng hai cảng lớn của Israel tại Haifa và Ashdod, nơi xử lý phần lớn hoạt động thương mại của Israel. Đáng lo ngại hơn nữa là việc các công ty Trung Quốc đã đạt được những nhượng bộ để vận hành và điều hành các bến cảng mới trong 25 năm. Cả hai cảng cũng là căn cứ cho hải quân Israel, bao gồm cả cơ sở hạ tầng hàng hải được bảo vệ nghiêm ngặt, nơi đặt căn cứ cho hạm đội tàu ngầm của Israel.

Hạm đội gồm 5 tàu ngầm (tàu ngầm thứ 6 dự kiến ​​sẽ đến vào năm 2020) được cho là mang theo tên lửa có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh Israel luôn nghi ngờ Iran bí mật chế tạo bom hạt nhân.

Trong nhiều năm, Thủ tướng Benjamin Netanyahu và người phó của ông, người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải rồi Bộ trưởng Tình báo và hiện là Bộ trưởng Ngoại giao Yisrael Katz đã khuyến khích người Trung Quốc tiếp cận thị trường Israel và tự hào về những thành tựu của họ.

Chỉ có một vài quan chức cố gắng cảnh báo Netanyahu và nội các, bao gồm lãnh đạo Shin Bet hiện giờ Efraim Halevy, từng là cựu giám đốc Mossad. Nhưng cảnh báo của họ đã không được quan tâm một cách nghiêm túc. Ngay cả Shaul Chorev, cựu đô đốc và chỉ huy của hạm đội tàu ngầm từ 1980-1985, cũng là một quan chức của Bộ Quốc phòng và tổng giám đốc của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Israel (IAEC), ban đầu không lưu tâm nhưng giờ đây cũng không thể giữ im lặng.

Chorev hiện là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu chính sách và chiến lược hàng hải của Đại học Haifa. Ông nói: "Tôi thừa nhận rằng tôi đã từng không hứng thú với chủ đề này vì là giám đốc của IAEC, tôi quá bận rộn với các vấn đề quan trọng khác. Nhưng hiện giờ, tôi và trung tâm đang tích cực nâng cao nhận thức về vấn đề này".

Sự sơ suất mang đầy tính chất quan liêu của Israel đã bị đảo ngược chỉ vì áp lực bên ngoài. Chính quyền Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ chính và đã chuyển sự chú ý từ Trung Đông sang châu Á - Thái Bình Dương và bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump đã có các tuyên bố cứng rắn trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và đang cố gắng hạn chế sự mở rộng kinh tế và quân sự của Bắc Kinh. Một trong những mối quan tâm lớn của Mỹ là sự tham gia của Trung Quốc vào cảng Haifa, nơi tiếp đón các tàu, gồm cả tàu sân bay của Hạm đội 6 (Mỹ).

Đó là lý do tại sao sự tham gia của Trung Quốc vào Israel đã thu hút sự chú ý của Washington. Chính quyền Trump yêu cầu Israel giảm bớt mối quan hệ với Trung Quốc và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã trực tiếp yêu cầu điều này. Israel không muốn làm tổn thương hay mếch lòng Trung Quốc, quốc gia vốn rất nhạy cảm về chuyện thể diện và chắc chắn sẽ trả đũa khi bị quay lưng. Nhưng Israel không thể khước từ một yêu cầu, nhất là khi đó thực sự là một yêu cầu chính đáng, từ đồng minh chiến lược quan trọng bậc nhất của họ.

Trước đây, khi nói đến mối quan hệ liên quan đến Mỹ, Israel và quốc gia thứ 3, Israel dễ dàng cúi đầu trước áp lực của Mỹ theo tinh thần đồng minh. Nhưng giờ thì gần như chắc chắn rằng những sơ suất vừa qua, đặc biệt là ở các quân cảng, khó có thể thay đổi. Các hợp đồng đã trao cho phía Trung Quốc không thể bị hủy bỏ. Trong trường hợp chiến tranh, khi các tàu ngầm Israel xuất cảng, thì chúng và hạm đội Mỹ vẫn có thể dễ bị tấn công bất ngờ.

Do đó, báo cáo của Hội đồng Bảo an quốc gia Israel sắp tới có khả năng tập trung vào tương lai và tìm kiếm một giải pháp nhằm thỏa mãn Washington mà không làm mếch lòng Bắc Kinh. Họ cần đưa ra một bộ khuyến nghị cho nội các nhằm giải quyết các nhu cầu kinh tế trong khi vẫn bảo vệ các cơ sở và lợi ích chiến lược thiết yếu trong lĩnh vực nước, đất đai, năng lượng, thực phẩm, viễn thông và tài chính.

Một điều rõ ràng: Nếu báo cáo dẫn đến luật hoặc quy định mới, họ sẽ sử dụng ngôn ngữ chung chung để tránh gắn bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Họ sẽ đề cập đến tất cả các chính phủ và tập đoàn nước ngoài, mặc dù mọi người đều biết rằng các mục tiêu chính sẽ là Nga và Trung Quốc.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Mỹ không thể làm ngơ cuộc tình Trung Quốc - Israel