Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2018) sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18.11 ở Papua New Guinea (PNG), nơi đang có sự tranh giành ảnh hưởng giữa Úc với Trung Quốc.

Kỳ 2: Úc và Trung Quốc tranh tầm ảnh hưởng với nước chủ nhà APEC 2018

Trần Trí | 13/11/2018, 19:46

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2018) sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18.11 ở Papua New Guinea (PNG), nơi đang có sự tranh giành ảnh hưởng giữa Úc với Trung Quốc.

Theo Reuters, dự kiến Thủ tướng Úc Scott Morrison, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự sự kiện quốc tế này.

Xây đại lộ 6 làn xe chỉ để mít- tinh lớn

Hãng tin Anh ghi nhận các công nhân đang cố gắng hoàn tất việc xây một đại lộ 6 làn xe ở thủ đô Port Moresby của PNG, nhằm có thể đón tiếp lãnh đạo các nền kinh tế thuộc khối APECđến dự APEC 2018, thì sự đóng góp của các mạnh thường quân rất rõ ràng:

Úc sẽ hỗ trợ nhân viên bảo vệ an ninh, tàu tuần tra biển và một tàu sân bay trực thăng cập cảng.Thủ đô PNG đã được chính phủ Nhật Bản nâng cấp sự điều hành hệ thống cống rãnh.

Chính quyền PNG cũng nhận 22 xe cứu thương của chính phủ Nhật Bản tặng, và 9 xe chữa cháy của chính phủ Trung Quốc.

Úc giúp xây một trung tâm hội nghị,trong khi Trung Quốc xây lại hệ thống cao tốc chính của PNG, dù thật sự hệ thống này không cần nâng cấp, theo tổ chức nghiên cứu Viện Các vấn đề quốc gia.Viện trưởng Paul Barker nói việc xây một đại lộ 6 làn xe trước trụ sở Quốc hội PNGlà vô ích, vì nó chỉ có thể sử dụng vào các cuộc mít-tinh lớn.

Không thể rõ chính sách số tiền chi cho từng dự án, nhưng một phân tích củaReuters,ước tính tổng khoản chi của Trung Quốc phải là hàng chục triệu USD.

Úc đóng góp 120 triệu đô-la Úc cho việc tổ chức APEC 2018, tức gần bằng 1/3 kinh phí Úc chi khi tổ chức thượng đỉnh G - 20 năm 2014. Trong khi đó, nguồn viện trợ của Úc dành cho PNG đạt mức kỷ lục 572 triệu đô-la Úc trong năm 2018.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne từ chối bình luận về khoản chi giúp tổ chức APEC 2018.

Phe đối lập nói đại lộ do Bắc Kinh chi tiền xây này chính là những món quà phù phiếm, và là biểu tượng cuộc tranh giành ảnh hưởng lên các đảo quốc Thái Bình Dương với Úc.

Nghị sĩ Allan Bird nói đại lộ ngay trước trụ sở Quốc hội PNG không đem lại lợi lộc gì: “Dù là tiền do chính phủ Trung Quốc cấp, lẽ ra nên chi cho y tế hoặc xây một ngôi trường”.

Ông Bird nói tặng quà như thế chỉ gây sức ép lên các đối tác truyền thống của PNG (như Úc) phải nới lỏng các hạn chế liên quan nguồn tiền tặng cho PNG, và phải thôi chỉ trích cách chi tiêu của chính quyền PNG.

Ông còn nói về vụ mua xe sang: “Không hề có sự minh bạch nào trong việc sử dụng công quỹ. Chính quyền có thể tìm đến các mạnh thường quân khác, nói thẳng rằng“họ nên lắng nghe, nếu không chúng tôi sẽ rất vui lòng nhận tiền của Trung Quốc. Họ xem đó là một sự mặc cả, trả giá”.

“Trung Quốc không gây sức ép chính trị, ngoại giao nào”

Chính phủ PNG từ chối bình luận vớiReutersvề nguồn tiền thực hiện đại lộ, cùng các khoản chi tổ chức APEC 2018. Chính quyền đã cảm ơn Trung Quốc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và viện trợ, đồng thời khẳng định Bắc Kinh không hề gây sức ép chính trị - ngoại giao nào.

Bộ trưởng Kế hoạch PNG Richard Maru cảm ơn Trung Quốc tích cực hỗ trợ, khiến nước ông thụ hưởng nhiều nhất nguồn viện trợ của Bắc Kinh.

Ngày 1.11, Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc thăm PNG, nói Bắc Kinh tăng cường giúp các nước thuộc phía Nam Thái Bình Dương hoàn toàn là thiện chí: “Chúng tôi không bao giờ can thiệp vào chuyện nội bộ các nước khác, và sự giúp đỡ của chúng tôi không bao giờ đi kèm theo các điều kiện chính trị”.

Ông Vương cho biết vài năm gần đây, Bắc Kinh giúp xây dựng hơn 100 dự án ở PNG và các đảo quốc khác, gồm xây trường học, bệnh viện, và các nước này rất vui mừng: “Dù sự giúp đỡ của Trung Quốc có tốt hay không, chính phủ và nhân dân các đảo quốc đã thụ hưởng sự giúp đỡ này đều có quyền lên tiếng”.

Người phát ngôn Lục Kháng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói người dân nên ủng hộ chính quyền PNG trong nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực khi tổ chức APEC 2018: “Từ đề nghị của chính phủ PNG, Trung Quốc tích cực hỗ trợ và giúp đỡ công tác tổ, và nhân dân cùng chính phủ PNG rất hoan nghênh”.

Ông Lục nói thêm: “Mục tiêu của Trung Quốc là giúp các đảo quốc ở Thái Bình Dương có được hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi hy vọng các người dân và các nước liên quan từ bỏ tinh thần Chiến tranh Lạnh... và đánh giá khách quan quan hệ của Trung Quốc với các đảo quốc ở Thái Bình Dương”.

Sứ quán Trung Quốc ở PNG nói: “Trung Quốc không có quyền lợi chính trị hoặc sự hiện diện chiến lược ở khu vực này”, đồng thời chỉ trích “giới truyền thông phương Tây” soi mói quyền lợi Trung Quốc ở PNG, vốn gồm 4 dự án cơ sở hạ tầng lớn, cùng các dự án nâng cấp các công trình phục vụ APEC 2018, và tặng số máy thu hình kiểm soát an ninh trị giá 12 triệu USD.

Hiện PNG đang ngày càng cần Trung Quốc giúp phát triển, vài năm qua đã vay khá nhiều tiền của Bắc Kinh để đối phó cuộc khủng hoảng ngân sách và kinh tế suy thoái.

Chính phủ nước này hiện nợ Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu (Eximbank) của Trung Quốc gần 1, 9 tỉ USD, là số tiền vay lãi suất thấp, để xây dựng cơ sở hạ tầng cùng các dự án xây dựng khác. Nhưng như vậy là PNG mắc nợ nặng khi tham gia vàochương trình Một Vành Đai - Một Con Đường đầy tham vọng của Trung Quốc.

TheoReuters, nếu khu vực Nam Thái Bình Dương là một kho báu chiến lược, thì PNG là “một trong những viên kim cương”. PNG kiểm soát một vùng biển lớn giàu khoáng sản, gần các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam và gần Úc.

Vĩnh Thụy(theo Reuters)

Kỳ 1: Nước chủ nhà APEC 2018 mua xe sang, bị chỉ trích
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
12 phút trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Úc và Trung Quốc tranh tầm ảnh hưởng với nước chủ nhà APEC 2018