Về lại Washington, tôi đệ trình cho Tổng thống bản báo cáo nhận định thẳng thắn gây bối rối như sau:“Tình hình tại Nam Việt Nam tệ hơn cách đây 1 năm... Cuộc tấn công mạnh mẽ của VC đang cắt bỏ từng phần đất nước này và đánh gục quân đội VNCH. Nếu không được chi viện từ bên ngoài, quân đội VNCH sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất chiến thuật...". Tôi ước tính để cải thiện tình hình, sẽ tốn khoảng 10 tỉ đô la cho tài khóa 1966...

Kỳ 29: Chiến tranh Nam Việt Nam:tốn khoảng 10 tỉ đô la cho tài khóa 1966

06/01/2015, 08:18

Về lại Washington, tôi đệ trình cho Tổng thống bản báo cáo nhận định thẳng thắn gây bối rối như sau:“Tình hình tại Nam Việt Nam tệ hơn cách đây 1 năm... Cuộc tấn công mạnh mẽ của VC đang cắt bỏ từng phần đất nước này và đánh gục quân đội VNCH. Nếu không được chi viện từ bên ngoài, quân đội VNCH sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất chiến thuật...". Tôi ước tính để cải thiện tình hình, sẽ tốn khoảng 10 tỉ đô la cho tài khóa 1966...

Kỳ 28: Cần 175.000 lính Mỹ để giữ Sài Gòn? Chưa đủ! Tăng viện thêm 100.000 quân cho năm 1968
Kỳ 27: Johnson nghĩ thế nào nếu con trai sang Nam Việt Nam và chết ở đó ?
Tướng Westmoreland và Bộ Tham mưu liên quân tin rằng VC và BV sẽ bước vào giai đoạn 3, theo cách nói của Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp của Hà Nội.
Nghĩa là “các chiến dịch qui mô lớn”. Trong các cuộc chạm trán đó, quân đội Mỹ sẽ dễ dàng loại bỏ qua các chiến thuật chiến tranh qui ước, tỉ như các chiến dịch “Tìm và diệt”. Cũng có một dự đoán hàm ý rằng nếu như VC và BV không bước vào giai đoạn 3 này, quân đội Mỹ và NVN cũng sẽ được sử dụng để tiến hành các chiến dịch chống du kích chứ chẳng để "phí phạm" gì cả.
Ngày nay nhớ lại, rõ ràng là tôi đã sai lầm khi không buộc các tướng lĩnh (Mỹ) cả ở Sài gòn lẫn ở Washington phải đào sâu vấn đề này để thảo luận lột trần những dự đoán mơ hồ lỏng lẻo, những câu hỏi không có lời giải, những phân tích hời hợt về chiến lược quân sự của chúng ta tại VN.
Ấy thế mà tôi đã từng hành nghề quản lý trong 20 năm chuyên nhận diện vấn đề và buộc các nhân viên phải cùng suy nghĩ chín chắn về những phương án hành động cùng các hậu quả có thể có. Giờ đây tôi cũng chưa hiểu nổi và sẽ không bao giờ hiểu nổi tại sao tôi lại đã không làm như thế ở Bộ Quốc phòng này.
***

Ngày 21/7 tôi về lại Washington và đệ trình cho Tổng thống một bản báo cáo bắt đầu bằng một nhận định thẳng thắn gây bối rối như sau :

“Tình hình tại Nam Việt Nam tệ hơn cách đây 1 năm - lúc đó cũng đã là tệ hơn trước đó một năm rồi. Sau vài tháng tạm bế tắc, tốc độ chiến sự gia tăng thật nhanh.
Một cuộc tấn công mạnh mẽ của VC đang được tiến hành nhằm cắt bỏ từng phần đất nước này đánh gục quân đội VNCH. Nếu không được chi viện từ bên ngoài, quân đội VNCH sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất chiến thuật, mất nhiều trục lộ giao thông then chốt cùng các trung tâm dân cư đặc biệt ở khu vực cao nguyên, các đơn vị quân đội VNCH sẽ bị đập tan thành từng mảnh … và mất đi niềm tin cậy của dân chúng.
Không có dấu hiệu nào cho thấy chúng ta đã bóp nghẹt được nguồn tiếp tế cho VC hoặc sẽ làm được điều đó, trong khi nhu cầu tiếp liệu của đối phương lại rất thấp...
Cũng chẳng có dấu hiệu nào cho thấy các cuộc không kích tại miền Bắc có thể tạo ra một tác dụng rõ rệt khiến Hà Nội biết điều chịu ngồi vào bàn hội nghị. VNDCCH và VC dường như đang tin rằng NVN sẽ đi đến chỗ sụp đổ”.
Trong suốt tuần lễ sau khi tôi về lại Washington, mỗi ngày chúng tôi đều họp cho đến khi Tổng thống quyết định kế hoạch mở rộng hôm 27/7 và công bố quyết định này với công chúng Mỹ trong một bài diễn văn trưa 28/7.
Tuy trong một bài diễn văn trưa 28/7, Tổng thống không chấp thuận cách thức tài trợ cho kế hoạch này mà tôi ước tính sẽ tốn khoảng 10 tỉ đô la cho tài khóa 1966.
Ông cũng bác bỏ đề nghị tăng thuế của tôi để trang trải chi phí chiến tranh nhằm tránh lạm phát.
Tôi hiểu ý Tổng thống. Ông muốn bảo vệ chương trình “Đại xã hội” của mình. Vào thời điểm đó, chương trình này đang đến hồi gay cấn. Thượng viện cuối cùng cũng đã thông qua đạo luật chăm sóc y tế Medicare; nhiều đạo luật thuộc chương trình “Đại xã hội” – trong đó có cả đạo luật cải cách về vấn đề nhập cư, xóa nghèo … đang chờ được thực thi.
Tổng thống Johnson cho rằng chi tiêu quốc phòng hơn nữa sẽ bóp chết chương trình cải cách “Đại xã hội” của ông.
Cũng trong lúc đó, Thứ trưởng Ngoại giao Bill Bundy đã soạn sẵn một loạt kế hoạch hành động chuẩn bị cho việc Tổng thống loan báo quyết định tăng quân với quốc hội và công chúng Mỹ.
Các cố vấn của Tổng thống như Douglas Cater và John Gardner cũng nhấn mạnh đến việc Tổng thống cần có đủ thời gian để chuẩn bị tinh thần cho dân chúng điểu được các vấn đề mà ông đang phải đối phó cũng như các biện pháp mà ông sắp phải tiến hành, ngõ hầu thu được sự hậu thuẫn của dân chúng.
Thế nhưng các lời khuyên của Bundy, Carter và Gardner đã không được lắng nghe. Thay vào đó lại giấu diếm không cho dân chúng biết rằng đất nước đang bước vào một cuộc chiến tranh quan trọng.
Danh Đức dịch (Tiêu đề của báo Một Thế Giới)
Bài liên quan
Tổng thống Yoon Suk-yeol không chấp nhận bị thẩm vấn
Hãng Yonhap News đưa tin Tổng thống bị luận tội Yoon Suk-yeol một lần nữa từ chối trình diện Văn phòng Điều tra tham nhũng quan chức cấp cao Hàn Quốc (CIO) để bị thẩm vấn vào ngày 17.1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 29: Chiến tranh Nam Việt Nam:tốn khoảng 10 tỉ đô la cho tài khóa 1966