Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng vật liệu tái chế từ khẩu trang để xây những con đường là một việc nhất cử lưỡng tiện, vừa giải quyết bài toán khẩu trang, vừa có nguyên liệu để làm những con đường mới.

Kỳ 3: Tận dụng rác thải từ khẩu trang để xây những con đường

Anh Tú | 02/11/2021, 11:49

Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng vật liệu tái chế từ khẩu trang để xây những con đường là một việc nhất cử lưỡng tiện, vừa giải quyết bài toán khẩu trang, vừa có nguyên liệu để làm những con đường mới.

Trong phần trước, Một Thế Giới đã nói về một hệ thống siêu thị ở Anh có sáng kiến thu gom khẩu trang đã qua sử dụng để từ đó tái chế làm vật liệu xây dựng. Từ đó, Một Thế Giới đề xuất giải pháp các siêu thị ở nước ta có thể thu gom khẩu trang đã qua sử dụng giống như pin đã qua sử dụng như một cách giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh từ chính những chiếc khẩu trang như vậy.

Chưa có thống kê chính xác về số khẩu trang mà người Việt Nam dùng mỗi ngày nhưng trên thế giới, việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) đã tăng lên đáng kể trong đại dịch COVID-19. Người ta ước tính khoảng 6,8 tỉ khẩu trang y tế được sử dụng trên toàn cầu mỗi ngày hay đại học Phương Nam của Đan Mạch ước tính là 129 tỉ khẩu trang mỗi tháng. Tính ra, Việt Nam với 98 triệu dân thì việc dùng hàng chục triệu khẩu trang mỗi ngày cũng không hề quá. Phải xử lý sao đây?

Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng vật liệu tái chế từ khẩu trang để xây những con đường là một việc nhất cử lưỡng tiện, vừa giải quyết bài toán khẩu trang, vừa có nguyên liệu để làm những con đường mới. Tính toán chỉ ra rằng một km đường hai làn xe có thể sẽ sử dụng hết khoảng 3 triệu khẩu trang, ngăn 93 tấn rác thải đổ ra bãi rác.

khau-trang1.jpg
Vật liệu mới pha trộn giữa cốt liệu bê tông tái chế (trái) và các dải nhỏ khẩu trang dùng một lần đã được cắt nhỏ (phải).

Vật liệu làm đường mới do các nhà nghiên cứu của Đại học RMIT Việt Nam phát triển - kết hợp giữa khẩu trang dùng một lần đã được cắt nhỏ và đá vụn xây dựng đã qua xử lý - đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về công trình dân dụng.

Phân tích cho thấy khẩu trang giúp tăng thêm độ cứng và độ bền cho vật liệu được thiết kế để sử dụng làm các lớp nền của đường và vỉa hè.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment là nghiên cứu đầu tiên điều tra các ứng dụng tiềm năng trong xây dựng dân dụng từ khẩu trang y tế dùng một lần.

Tác giả đầu tiên, Tiến sĩ Mohammad Saberian cho biết các phương pháp tiếp cận đa ngành và hợp tác hiện là cần thiết để giải quyết tác động môi trường của COVID-19, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến việc thải bỏ PPE đã qua sử dụng.

Saberian nói: “Nghiên cứu ban đầu này xem xét tính khả thi của việc tái chế khẩu trang dùng một lần trên đường và chúng tôi rất vui khi thấy nó không chỉ hoạt động mà còn mang lại những lợi ích kỹ thuật thực sự.

Chúng tôi hy vọng điều này sẽ mở ra cánh cửa cho các nghiên cứu sâu hơn, nhằm tìm ra các cách quản lý rủi ro về sức khỏe và an toàn trên quy mô lớn đồng thời điều tra xem liệu các loại PPE khác có phù hợp để tái chế hay không.”

khau-trang.jpg

Công nghệ làm đường khá phổ biến hiện nay được thi công bốn lớp: lớp phụ, lớp nền, lớp nền phụ và lớp nhựa trên cùng. Tất cả các lớp phải vừa chắc vừa dẻo để chịu được áp lực của các phương tiện nặng và chống nứt vỡ.

Đá dăm xây dựng đã qua xử lý - được gọi là cốt liệu bê tông tái chế (RCA) - có thể được sử dụng riêng cho ba lớp nền. Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy việc bổ sung khẩu trang cắt nhỏ vào RCA giúp tăng cường vật liệu đồng thời giải quyết các thách thức môi trường trên hai mặt: xử lý PPE và chất thải xây dựng.

Việc xây dựng, cải tạo và phá dỡ chiếm khoảng một nửa lượng rác thải được sản xuất hàng năm trên toàn thế giới, và ở Úc, khoảng 3,15 triệu tấn RCA được thêm vào các kho dự trữ mỗi năm chứ không phải được tái sử dụng.

Nghiên cứu đã xác định một hỗn hợp tối ưu - 1% vật liệu từ khẩu trang vụn đến 99% RCA - mang lại sức mạnh trong khi duy trì sự gắn kết tốt giữa hai vật liệu.

Hỗn hợp hoạt động tốt khi được kiểm tra về khả năng chịu ứng suất, axit và nước, cũng như các đặc tính sức bền, biến dạng và động lực học, đáp ứng tất cả các thông số kỹ thuật dân dụng có liên quan.

Trong công việc liên quan, các nhà nghiên cứu RMIT cũng đã nghiên cứu việc sử dụng khẩu trang dùng một lần đã được cắt nhỏ làm vật liệu tổng hợp để chế tạo bê tông, với những phát hiện sơ bộ đầy hứa hẹn.

Giáo sư Jie Li dẫn đầu nhóm nghiên cứu của Trường Kỹ thuật RMIT, nơi tập trung vào việc tái chế và tái sử dụng các vật liệu phế thải cho xây dựng dân dụng.

Li cho biết nhóm nghiên cứu đã được truyền cảm hứng để xem xét tính khả thi của việc trộn khẩu trang vào vật liệu xây dựng sau khi thấy rất nhiều khẩu trang bị vứt bỏ bừa bãi trên đường phố.

Ông Li nói: “Chúng tôi biết rằng ngay cả khi những chiếc khẩu trang này được xử lý đúng cách, chúng sẽ được đưa đến bãi rác hoặc sẽ bị thiêu hủy. Đại dịch COVID-19 không chỉ tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu mà còn có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường".

“Nếu chúng ta có thể mang tư duy kinh tế tuần hoàn vào vấn đề rác thải khổng lồ này, chúng ta có thể phát triển các giải pháp thông minh và bền vững mà chúng ta cần”.

Kỳ tới: Tìm cách tận dụng khẩu trang đã qua sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu dệt may

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan
Kỳ 1: Giải quyết khẩu trang y tế đã qua sử dụng, tạo an toàn cho các khu công nghiệp
Ngoài lý do môi trường lâu dài thì thói quen vứt khẩu trang y tế vô tội vạ còn ảnh hưởng đến công tác chống dịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 3: Tận dụng rác thải từ khẩu trang để xây những con đường